Bệnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn: dấu hiệu & triệu chứng thường gặp
Giãn tĩnh mạch tinh hoàn, còn được gọi là giãn tĩnh mạch thừng tinh, là một trong những bệnh lý nam khoa phổ biến và có xu hướng ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, không phải nam giới nào cũng trang bị đầy đủ kiến thức để nhận diện sớm các dấu hiệu của bệnh để có thể điều trị kịp thời. Hãy cùng tìm hiểu về bệnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn thông qua những biểu hiện, dấu hiệu cũng như nguyên nhân gây ra để phương án cải thiện hiệu quả.
Dấu hiệu nhận biết bệnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn
Rất nhiều nam giới đang mắc phải bệnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn
Giãn tĩnh mạch tinh hoàn là tình trạng các tĩnh mạch ở tinh hoàn bị giãn bất thường và xoắn lại, khiến dòng máu không lưu thông theo chiều hướng bình thường từ tinh hoàn về ổ bụng mà thay vào đó chảy ngược vào tĩnh mạch, dẫn đến ứ đọng và gây ra tình trạng sưng viêm tinh hoàn
Thống kê cho thấy, khoảng 90% các trường hợp giãn tĩnh mạch tinh hoàn xảy ra ở bên trái, tuy nhiên vẫn có một số bệnh nhân bị ảnh hưởng ở cả hai bên tinh hoàn. Theo các chuyên gia, bệnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn thường sẽ tiến triển qua ba cấp độ như sau:
- Cấp độ 1: Ở giai đoạn đầu, bệnh chưa gây ra triệu chứng rõ ràng. Người bệnh không cảm thấy đau hay có bất kỳ biểu hiện bất thường nào khi quan sát bằng mắt thường. Việc phát hiện bệnh chủ yếu dựa vào siêu âm D tinh hoàn.
- Cấp độ 2: Các tĩnh mạch tinh hoàn đã giãn to hơn, có thể sờ thấy bằng tay và quan sát được những búi tĩnh mạch giãn bất thường hai bên của tinh hoàn.
- Cấp độ 3: Đây là giai đoạn bệnh đã tiến triển nặng, các tĩnh mạch giãn rõ rệt, ngoằn ngoèo và có thể nhìn thấy rõ. Người bệnh xuất hiện triệu chứng đau tức vùng bìu, sưng vùng bìu, gốc dương vật, kèm theo tình trạng tinh hoàn bị sưng, giãn ra và teo nhỏ. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến suy giảm chức năng sinh tinh và làm tăng nguy cơ vô sinh ở nam giới.
Dành cho những ai quan tâm đến các bệnh tinh hoàn thường gặp
Triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn thường gặp
Dưới đây là những triệu chứng thường gặp khi bị giãn tĩnh mạch tinh hoàn mà nam giới cần lưu ý:
- Đau nhức và sưng phù vùng tinh hoàn. Tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn khi vận động mạnh, đứng lâu hoặc làm việc nặng nhọc.
- Nhiều bệnh nhân cảm thấy đau nhói tinh hoàn trong và sau khi quan hệ, gây ảnh hưởng đến chất lượng đời sống tình dục.
- Thay đổi kích thước tinh hoàn, tinh hoàn ở bên bị ảnh hưởng có thể bị giãn ra và teo nhỏ hơn.
- Người bệnh thấy tinh hoàn bị chảy xệ, nếu quan sát bằng mắt thường hoặc sờ nắn có thể nhận thấy tinh hoàn chùng xuống rõ rệt. Khi chạm vào gốc dương vật, có thể cảm nhận được các búi tĩnh mạch giãn, ngoằn ngoèo dưới da.
- Bệnh nhân thường có cảm giác nặng trĩu ở bìu
- Một số trường hợp có thể phát hiện các khối sưng nhẹ ở phía trên khu vực bìu.
Việc phát hiện sớm các dấu hiệu trên và thăm khám kịp thời với bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp ngăn ngừa những biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt là nguy cơ suy giảm chức năng sinh sản ở nam giới.
Phương pháp điều trị bệnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn
Bệnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn có thể điều trị theo nhiều phương pháp khác nhau
Việc điều trị giãn tĩnh mạch tinh hoàn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng như khả năng đáp ứng của từng bệnh nhân. Bác sĩ sẽ dựa vào kết quả thăm khám lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng như siêu âm tinh hoàn, chẩn đoán hình ảnh…để lựa chọn phương án điều trị phù hợp nhất. Cụ thể như sau:
1. Phương pháp nội khoa (Sử dụng thuốc)
Trong trường hợp giãn tĩnh mạch tinh hoàn được phát hiện ở giai đoạn đầu khi bệnh còn ở mức độ nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định thuốc giảm đau, kháng viêm nhằm kiểm soát triệu chứng, giảm sưng viêm và duy trì chức năng sinh lý. Với những trường hợp giãn tĩnh mạch tinh hoàn nhẹ, không gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống, bệnh nhân có thể kiểm soát bệnh bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý và duy trì thói quen luyện tập thể thao phù hợp.
Nhiều nam giới cũng mắc các bệnh tinh hoàn tương tự như:
2. Phương pháp can thiệp ngoại khoa
Khi bệnh tiến triển nặng hơn, gây đau đớn kéo dài hoặc có nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, các bác sĩ chuyên khoa sẽ cân nhắc các phương pháp phẫu thuật để khắc phục triệt để tình trạng này. Một số phương pháp can thiệp ngoại khoa để điều trị bệnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn bao gồm:
2.1 Phẫu thuật mở
Bác sĩ tạo một đường rạch nhỏ ở vùng bìu hoặc bẹn để can thiệp vào các tĩnh mạch bị giãn. Tuy phương pháp này mang lại hiệu quả cao, nhưng người bệnh có thể phải chịu đau đớn hơn và thời gian phục hồi sẽ lâu hơn so với các kỹ thuật ít xâm lấn khác.
2.2 Phẫu thuật nội soi ổ bụng
Đối với phương pháp phẫu thuật này, các bác sĩ sẽ tạo một đường hầm nhỏ ở vùng bụng vào vùng bìu, sau đó đưa dụng cụ vào để quan sát và tiến hành thắt tĩnh mạch bị giãn. Nhờ được thực hiện sau khi gây mê toàn thân, người bệnh không cảm thấy đau trong suốt quá trình phẫu thuật. Ưu điểm lớn của phương pháp này là khả năng tiếp cận vùng tĩnh mạch một cách chính xác, giảm thiểu nguy cơ tổn thương mô xung quanh và hạn chế tối đa biến chứng sau mổ.
Tìm đọc các thông tin cùng chủ đề tại: https://dakhoanamdinh.com.vn/tinh-hoan/
2.3 Gây thuyên tắc tĩnh mạch
Quá trình này được thực hiện dưới gây tê cục bộ, đảm bảo bệnh nhân không cảm thấy đau trong suốt quá trình thủ thuật. Bác sĩ sẽ rạch đường tĩnh mạch ở háng để luồn kim vào, tiếp cận tĩnh mạch ở bìu bị giãn và khóa chúng lại.Trong trường hợp điều trị không đạt hiệu quả mong muốn, bệnh nhân có thể được chuyển sang phương pháp phẫu thuật để đạt kết quả tối ưu hơn.
Tóm lại mỗi phương pháp điều trị bệnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn đều có ưu và nhược điểm riêng, do đó, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến chuyên gia nam khoa để lựa chọn hướng điều trị phù hợp nhất. Nếu có thắc mắc gì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn.
Thông tin liên hệ:
Phòng Khám Đa Khoa Nam Định
- Địa chỉ: 181 Song Hào, Văn Miếu, TP. Nam Định, Nam Định
- Website: https://dakhoanamdinh.com.vn
- Điện thoại: (0228) 730 6888