Bệnh teo 1 bên tinh hoàn: nguyên nhân & cách điều trị

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đinh Quang Tiến

Teo 1 bên tinh hoàn là tình trạng kích thước của một bên tinh hoàn bị teo nhỏ lại so với mức bình thường. Theo các chuyên gia, ở nam giới trưởng thành, bình thường tinh hoàn có kích thước khoảng 14 - 15 ml. Khi một bên tinh hoàn bị teo nhỏ bất thường, nó không chỉ ảnh hưởng đến chức năng sản xuất tinh trùng mà còn tác động đến nồng độ hormone sinh dục nam, làm suy giảm sức khỏe sinh lý và sinh sản. Hôm nay chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu những nguyên nhân gây ra bệnh teo 1 bên tinh hoàn và cách phòng ngừa và điều trị căn bệnh này nhé!

Nguyên nhân chính gây bệnh teo 1 bên tinh hoàn do đâu?

bệnh teo 1 bên tinh hoàn

Bệnh teo 1 bên tinh hoàn do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra

Teo 1 bên tinh hoàn là một trong những bệnh tinh hoàn thường gặp, bệnh có thể xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm bệnh lý, yếu tố di truyền, thói quen sinh hoạt hoặc môi trường làm việc. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây bệnh teo 1 bên tinh hoàn:

1. Do tuổi tác

Tuổi tác là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến sức khỏe sinh lý nam giới. Khi già đi, nồng độ nội tiết tố nam suy giảm dần. Theo các nghiên cứu, sau tuổi 30, , nồng độ nội tiết của nam giới sẽ giảm dần từ 0,8 - 1,4%, từ đó làm tăng nguy cơ teo tinh hoàn.

2. Viêm tinh hoàn

Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây teo tinh hoàn là biến chứng của viêm tinh hoàn sau khi mắc quai bị. Virus quai bị có ái tính cao với nhu mô tinh hoàn, gây viêm nhiễm nặng nề và có thể để lại tổn thương không hồi phục. Trong nhiều trường hợp bị teo 1 bên tinh hoàn, tinh hoàn bên còn lại có thể phát triển bù trừ bằng cách gia tăng thể tích tinh hoàn. Đa số, những nam giới bị mắc bệnh quai bị sau độ tuổi dậy thì đều có nguy cơ cao bị viêm tinh hoàn và dẫn đến biến chứng teo tinh hoàn.

3. Xoắn tinh hoàn

Xoắn tinh hoàn xảy ra khi tinh hoàn tự xoay quanh trục, làm tắc nghẽn nguồn máu nuôi dưỡng tinh hoàn. Nếu không được xử lý kịp thời trong vòng vài giờ, tình trạng này có thể dẫn đến tổn thương không thể hồi phục, khiến tinh hoàn teo nhỏ hoặc thậm chí phải cắt bỏ.

4. Tinh hoàn ẩn

Tinh hoàn ẩn là một dị tật bẩm sinh, trong đó tinh hoàn không di chuyển xuống bìu mà nằm ở vị trí bất thường trong ổ bụng. Trong hầu hết các trường hợp, tinh hoàn sẽ tự di chuyển xuống bìu trong vòng 3 tháng đầu đời nhờ sự tăng cao của hormone sinh dục nam. Tuy nhiên, nếu tinh hoàn không xuống đúng vị trí và không được điều trị sau khi dậy thì, nó có nguy cơ bị xơ hóa, teo nhỏ và giảm khả năng sinh tinh.

Cùng tìm hiểu thêm một số bệnh liên quan đến tinh hoàn như:

bệnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn

bệnh sưng bìu tinh hoàn

Phương pháp điều trị teo 1 bên tinh hoàn hiệu quả

Việc điều trị teo 1 bên tinh hoàn sẽ được xác định dựa trên nguyên nhân gây ra tình trạng này. Nếu teo tinh hoàn là hệ quả của các bệnh lý nhiễm trùng hay do các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng kháng sinh để loại bỏ tác nhân gây bệnh. Điều này giúp giảm viêm nhiễm và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Vì tinh hoàn là cơ quan chính sản xuất hormone testosterone, khi bị teo, lượng hormone này có thể giảm sút nghiêm trọng. Để cải thiện tình trạng này, bác sĩ sẽ có thể kê đơn bổ sung hormone testosterone, giúp tăng khả năng sinh tinh và cải thiện chất lượng tinh trùng, từ đó phục hồi chức năng sinh sản cho bệnh nhân.

Trong trường hợp teo tinh hoàn do xoắn tinh hoàn, bệnh nhân sẽ cần phải can thiệp phẫu thuật khẩn cấp. Xoắn tinh hoàn là tình trạng nguy hiểm, có thể dẫn đến hoại tử tinh hoàn nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, khi có dấu hiệu của xoắn tinh hoàn, bệnh nhân cần đến bệnh viện ngay lập tức để được cấp cứu.

Cách phòng ngừa bệnh teo 1 bên tinh hoàn hiệu quả

bệnh teo 1 bên tinh hoàn

Kiểm tra sức khỏe nam khoa thường xuyên giúp phát hiện sớm các bệnh lý tiềm ẩn, nhất là bệnh teo 1 bên tinh hoàn

Để giảm nguy cơ mắc teo tinh hoàn và bảo vệ sức khỏe sinh sản, nam giới có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • Tiêm vắc-xin phòng quai bị: Quai bị là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây viêm tinh hoàn và dẫn đến biến chứng teo tinh hoàn, làm suy giảm hoặc mất khả năng sản xuất tinh trùng. Vì vậy, việc tiêm vắc-xin phòng bệnh quai bị từ sớm (có thể tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên) giúp tạo miễn dịch bền vững và giảm nguy cơ mắc bệnh.
  • Không hút thuốc lá: Các nghiên cứu cho thấy hút thuốc không chỉ ảnh hưởng đến hệ hô hấp mà còn gây tổn thương DNA trong tế bào sinh tinh, làm suy giảm chất lượng và số lượng tinh trùng, từ đó gián tiếp dẫn đến teo tinh hoàn.
  • Hạn chế rượu bia: Uống nhiều rượu bia có thể gây rối loạn nội tiết, làm suy giảm testosterone, ảnh hưởng đến chức năng sinh tinh và tăng nguy cơ rối loạn chuyển hóa – một yếu tố có liên quan đến sự suy giảm kích thước tinh hoàn.
  • Duy trì thói quen vận động: Tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp kiểm soát cân nặng mà còn thúc đẩy quá trình chuyển hóa mỡ dư thừa thành testosterone thay vì estrogen. Điều này rất quan trọng trong việc duy trì chức năng sinh lý và ngăn ngừa teo tinh hoàn.
  • Chế độ dinh dưỡng khoa học: Một chế độ ăn uống cân bằng, giàu protein, axit amin thiết yếu và omega-3 có thể giúp duy trì sức khỏe tinh hoàn. Nam giới nên hạn chế tinh bột tinh chế, tránh béo phì và ưu tiên thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng để hỗ trợ quá trình sinh tinh.
  • Khám sức khỏe định kỳ: Kiểm tra sức khỏe nam khoa thường xuyên giúp phát hiện sớm các bệnh lý tiềm ẩn, từ đó can thiệp kịp thời và ngăn ngừa những biến chứng nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến tinh hoàn và khả năng sinh sản.

Việc kết hợp các biện pháp phòng ngừa này không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe tinh hoàn mà còn duy trì chức năng sinh lý và khả năng sinh sản lâu dài cho nam giới.

Mặc dù bệnh teo 1 bên tinh hoàn có thể điều trị được nhưng điều quan trọng là bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và can thiệp kịp thời. Nếu bạn còn có thắc mắc gì hãy liên hệ với Phòng Khám Đa Khoa Nam Định để được tư vấn chi tiết hơn.

Tìm đọc các thông tin cùng chủ đề tại: https://dakhoanamdinh.com.vn/tinh-hoan/