Tổng quan về ung thư tuyến tiền liệt: Triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
Ung thư tuyến tiền liệt là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ở nam giới, đặc biệt sau độ tuổi 50. Bệnh phát triển âm thầm và thường không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu, khiến nhiều người chủ quan. Nếu không được phát hiện sớm, ung thư tuyến tiền liệt có thể lan sang xương, hạch và các cơ quan khác, gây nguy hiểm đến tính mạng. Việc tầm soát định kỳ và nắm được dấu hiệu cảnh báo sớm là yếu tố quan trọng giúp tăng tỷ lệ chữa khỏi bệnh.
Điểm qua các triệu chứng bệnh ung thư tuyến tiền liệt thường gặp
Biểu hiện thường gặp của bệnh ung thư tuyến tiền liệt chính là tiểu nhiều lần
Dưới đây là những dấu hiệu lâm sàng thường gặp khi bệnh ung thư tuyến tiền liệt bắt đầu phát triển rõ rệt hơn:
- Tiểu tiện khó khăn: Đây là triệu chứng điển hình khi khối u chèn ép vào niệu đạo - ống dẫn nước tiểu đi qua tuyến tiền liệt. Người bệnh có thể gặp tình trạng buồn tiểu nhưng tiểu không ra, bí tiểu hoặc đang đi tiểu bị dừng lại đột ngột, tia nước tiểu yếu hơn so với trước đây.
- Đau khi đi tiểu: Cảm giác đau và khó chịu mỗi lần đi tiểu có thể là dấu hiệu cảnh báo sự hiện diện của khối u chèn ép trong vùng niệu đạo. Mặc dù triệu chứng này cũng có thể gặp trong các bệnh lý như viêm hoặc phì đại tuyến tiền liệt, nhưng không nên chủ quan bỏ qua.
- Tiểu ra máu: Sự hiện diện của máu trong nước tiểu, dù chỉ là một vệt hồng nhạt thì bạn cũng không nên xem nhẹ. Đây có thể là tín hiệu cảnh báo sớm ung thư tuyến tiền liệt, dù biểu hiện này tương đối hiếm gặp. Ngoài ung thư, tình trạng tiểu máu còn có thể liên quan đến phì đại tuyến tiền liệt, các bệnh ở bàng quang hoặc thận, nhiễm trùng đường tiết niệu,….nên cần đến ngay Phòng Khám Đa Khoa Nam Định để được thăm khám bác sĩ chuyên khoa để xác định nguyên nhân chính xác.
- Tiểu đêm nhiều lần: Tình trạng tiểu đêm nhiều lần nếu kéo dài liên tục và không do nguyên nhân rõ ràng nào khác, cũng có thể là một trong những tín hiệu cảnh báo sớm của ung thư tuyến tiền liệt, đặc biệt khi đi kèm cảm giác đau khi tiểu, tiểu khó, tiểu ra máu.
- Máu trong tinh dịch: Đây là biểu hiện thường bị xem nhẹ do lượng máu xuất hiện rất nhỏ, đôi khi chỉ khiến tinh dịch có màu hồng nhạt hoặc lẫn vài vệt đỏ. Tuy nhiên, hiện tượng này có thể phản ánh sự tổn thương ở tuyến tiền liệt, đặc biệt khi các khối u phát triển và phá vỡ mao mạch tại chỗ. Máu trong tinh dịch không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với ung thư, nhưng nếu tình trạng này tái diễn nhiều lần mà không rõ nguyên nhân, nam giới nên chủ động đi kiểm tra.
- Đau xương: Khi ung thư tuyến tiền liệt di căn, xương là một trong những cơ quan đầu tiên bị ảnh hưởng. Người bệnh có thể cảm thấy đau cột sống, đau vùng xương chậu, lưng, hông hoặc các bộ phận khác do di căn. Những cơn đau này thường kéo dài, dai dẳng và không đáp ứng tốt với thuốc giảm đau thông thường.
- Rối loạn cương dương: Khó khăn trong việc đạt hoặc duy trì sự cương cứng có thể không chỉ đơn thuần là vấn đề sinh lý mà còn có thể là biểu hiện của bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Triệu chứng này gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý cũng như chất lượng đời sống tình dục của nam giới.
- Sụt cân không rõ nguyên nhân: Việc sụt cân nhanh chóng mà không liên quan đến chế độ ăn kiêng hoặc thay đổi sinh hoạt có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của nhiều bệnh ung thư, trong đó có ung thư tuyến tiền liệt. Đây là biểu hiện của sự suy giảm chuyển hóa toàn thân do tế bào ung thư phát triển.
Các triệu chứng khác mà người bệnh có thể gặp phải như: bị phù nề chi dưới, thiếu máu, suy thận, bị đau buốt khi xuất tinh, bị táo bón mãn tính hoặc các vấn đề khác về đường ruột,…
Phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt hiệu quả
Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của y học hiện đại, ung thư tuyến tiền liệt có thể được kiểm soát hiệu quả bằng nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Việc lựa chọn phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ tiến triển của bệnh cũng như tình trạng sức khỏe tổng thể của người bệnh.
Dưới đây là những cách điều trị bệnh ung thư tuyến tiền liệt phổ biến hiện nay:
1. Phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt
Đây là lựa chọn ưu tiên dành cho các trường hợp được chẩn đoán ở giai đoạn sớm, khi khối u còn khu trú trong tuyến tiền liệt. Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến thường mang lại hiệu quả tốt trong kiểm soát bệnh, khả năng hồi phục hoàn toàn cao và tỷ lệ biến chứng thấp.
2. Xạ trị
Xạ trị sử dụng tia bức xạ năng lượng cao (tia X) để tiêu diệt và loại bỏ các tế bào ung thư. Phương pháp này thường được kết hợp với phẫu thuật hoặc liệu pháp nội tiết để nâng cao hiệu quả trong điều trị bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
3. Liệu pháp nội tiết (điều trị hormone)
Ung thư tuyến tiền liệt thường phát triển dưới sự điều hòa của nội tiết tố nam (các Androgen, trong đó chủ yếu là Testosterone). Do đó, việc làm suy giảm các nội tiết tố nam này là một trong những hướng điều trị cốt lõi của liệu pháp nội tiết, với hai phương án sau đây:
- Phẫu thuật cắt tinh hoàn: Đây là phương pháp triệt tiêu nội tiết tố nam nhanh chóng và hiệu quả. Hiện nay, kỹ thuật cắt tinh hoàn trong vỏ bao là phẫu thuật được sử dụng nhiều nhất nhờ tính thẩm mỹ cao và an toàn.
- Dùng thuốc nội tiết: Áp dụng trong trường hợp bệnh nhân không phù hợp hoặc không đồng ý thực hiện phẫu thuật cắt tinh hoàn.
4. Đốt tuyến tiền liệt với siêu âm hội tụ (HIFU)
Đây là phương pháp điều trị hiện đại sử dụng sóng siêu âm đặt trong trực tràng để sinh nhiệt nhằm phá hủy các tế bào ung thư. Đốt tuyến tiền liệt với siêu âm hội tụ thường phù hợp với những bệnh nhân ung thư giai đoạn sớm, đặc biệt là những người không muốn trải qua phẫu thuật. Tuy nhiên, phương pháp này có thể đi kèm với một số biến chứng như hẹp niệu đạo, hẹp cổ bàng quang,….
5. Cấy hạt phóng xạ
Kỹ thuật cấy hạt phóng xạ hiện đại được xem là sự cải tiến từ xạ trị áp sát kết hợp xạ trị chiếu đã được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng để điều trị bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Phương pháp này đã được chứng minh có khả năng kiểm soát tốt khối u tại chỗ, đặc biệt trong các trường hợp mắc bệnh giai đoạn sớm với tỷ lệ sống 95 - 97% trong 10 năm. Ngoài hiệu quả điều trị cao, cấy hạt phóng xạ còn được đánh giá cao về độ an toàn, giúp kéo dài tuổi thọ và cải thiện chất lượng sống rõ rệt cho người bệnh.
Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh cũng có thể chủ động cải thiện sức khỏe và thể trạng thông qua những điều chỉnh tích cực trong lối sống như:
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý lành mạnh: Ưu tiên những thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như các loại rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt và các nguồn protein…..để giúp tăng cường miễn dịch và cải thiện sức đề kháng của cơ thể nhằm chống lại bệnh ung thư. Người bệnh cũng nên hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, đồ ăn chế biến sẵn, đồ chiên rán hoặc quá nhiều đường.
- Thường xuyên tập thể dục: Những bài tập vừa sức như đi bộ, yoga, đạp xe nhẹ nhàng, thiền….giúp cải thiện tuần hoàn, tăng cường sức đề kháng và giảm cảm giác lo âu, căng thẳng hiệu quả. Hoạt động thể chất còn giúp cải thiện giấc ngủ, hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường sức khỏe tim mạch. Tập luyện cũng góp phần ngăn ngừa tình trạng mệt mỏi kéo dài thường gặp sau điều trị ung thư.
- Luôn giữ tinh thần lạc quan và tích cực: Tâm lý tích cực và vững vàng là liều thuốc không thể thiếu trong hành trình chiến đấu với căn bệnh ung thư. Việc duy trì niềm vui sống, thực hiện những hoạt động yêu thích hoặc tìm đến chuyên gia tâm lý khi cần sẽ giúp người bệnh xây dựng được trạng thái tinh thần ổn định, tích cực và lạc quan để chống lại mọi bệnh tật.
Nói tóm lại, ung thư tuyến tiền liệt thường không triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu, khiến việc nhận diện bệnh từ sớm trở nên vô cùng khó khăn. Các biểu hiện lâm sàng nếu có thường diễn tiến âm thầm, không đặc hiệu, thậm chí dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Do đó, bạn nên theo dõi kỹ các biểu hiện bất thường và thăm khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán, phát hiện và chữa trị kịp thời. Nếu các bạn còn có bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn kỹ hơn.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: 181 Song Hào, Văn Miếu, TP. Nam Định, Nam Định
- Website: dakhoanamdinh.com.vn/
- Điện thoại: (0228) 730 6888
- Thời gian làm việc: 08:00-20:00 (tất cả các ngày trong tuần, bao gồm Lễ Tết - Không nghỉ trưa)