Bị bệnh trĩ uống lá gì? Review 5 loại lá giúp điều trị trĩ tại nhà
Bệnh trĩ là một vấn đề sức khỏe phổ biến hiện nay và có thể gây nhiều khó chịu cho người mắc phải. Một trong những phương pháp được nhiều người tìm đến là sử dụng các loại lá cây trị bệnh trĩ nhờ vào tính an toàn và hiệu quả từ thiên nhiên. Vậy bị bệnh trĩ uống lá gì hiệu quả?
Bài viết dưới đây sẽ làm rõ vấn đề này. Hãy cùng tìm đọc nhé!
Người bị bệnh trĩ uống lá gì để lành bệnh?
Người mắc trĩ có xu hướng uống lá cây dân gian để chữa bệnh
Dưới đây là một số loại lá được sử dụng phổ biến và có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ tại nhà.
1. Lá trầu không
Lá trầu không từ lâu đã được biết đến như một loại cây thuốc nam có tác dụng chữa trị nhiều bệnh lý, trong đó có bệnh trĩ. Với thành phần chính là tinh dầu betel phenol, lá trầu không có tác dụng cầm máu, sát khuẩn mạnh và hỗ trợ làm co lại các búi trĩ, giảm tình trạng sưng viêm và đau rát. Đây là một giải pháp tự nhiên được nhiều người bệnh lựa chọn trong việc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ tại nhà.
Để chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không, bạn cần chuẩn bị 10-15 lá trầu không tươi, rửa sạch bằng dung dịch muối loãng. Sau đó, cho lá vào nồi với 1 thìa muối và nước đủ ngập, đun sôi trong khoảng 5 phút. Đợi nước nguội bớt, ngâm vùng hậu môn trong nước này khoảng 30 phút. Thực hiện ngâm 2 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
2. Rau diếp cá
Rau diếp cá không chỉ là món ăn quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày của người Việt mà còn là một loại dược liệu có tác dụng tuyệt vời trong việc điều trị bệnh trĩ. Rau diếp cá có tính hàn, giúp thải độc, mát gan và sát khuẩn vết thương, hỗ trợ điều trị viêm loét. Thành phần chính trong diếp cá, bao gồm quercetin - một loại alkaloid chống oxy hóa, giúp giảm tình trạng phình tĩnh mạch hậu môn và decanoyl acetaldehyd có tác dụng kháng viêm, ngăn ngừa bội nhiễm ở bệnh trĩ ngoại.
Dành cho những ai quan tâm đến
Để sử dụng rau diếp cá chữa bệnh trĩ, bạn có thể rửa sạch, giã nát rau, thêm nước lạnh và muối, sau đó lọc lấy phần nước dùng để rửa hậu môn, phần bã đắp lên búi trĩ và băng lại. Thực hiện mỗi ngày một lần sẽ giúp giảm các triệu chứng và cải thiện tình trạng bệnh. Ngoài ra, ăn rau diếp cá trong các bữa ăn cũng giúp nhuận tràng, ngăn ngừa táo bón, từ đó hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.
3. Rau sam
Rau sam là một loại rau có vị chua, tính mát và được biết đến với công dụng diệt khuẩn rất tốt. Không những vậy, rau sam còn giúp trị táo bón và các loại bệnh trĩ như trĩ nội và trĩ ngoại. Rau sam có tác dụng làm dịu các triệu chứng của bệnh trĩ và giúp giảm viêm.
Để sử dụng rau sam điều trị bệnh trĩ, bạn có thể dùng khoảng 500g rau sam, rửa sạch và đun sôi với 2 lít nước trong 10 phút. Sau đó, dùng nước này để xông hậu môn cho đến khi hết nóng rồi dùng phần nước này rửa búi trĩ sa. Thực hiện đều đặn 2 lần mỗi ngày sẽ giúp làm giảm đau và sưng tấy hiệu quả. Phần rau sam sau khi luộc có thể ăn để cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa.
4. Lá lốt
Lá lốt là một trong những loại cây thuốc nam có tác dụng hiệu quả trong việc giảm sưng viêm và cầm máu, rất phù hợp để điều trị trĩ ngoại. Các thành phần trong lá lốt giúp làm dịu các triệu chứng của bệnh trĩ.
Cách thực hiện bài thuốc chữa bệnh trĩ từ lá lốt rất đơn giản: Lấy lá lốt, cúc tần, ngải cứu và nghệ tươi mỗi loại 50g, rửa sạch rồi giã nát và đun sôi với 2 lít nước cùng 1 thìa muối. Sau đó lấy nước đem đi xông hơi vùng hậu môn cho đến khi nước nguội hẳn. Phương pháp này giúp làm giảm sưng tấy và giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh trĩ.
Lá lốt có tác dụng hiệu quả trong việc giảm sưng viêm và cầm máu, rất phù hợp để điều trị trĩ ngoại.
5. Cây thiên lý
Cây thiên lý với khả năng sát khuẩn cao, là một lựa chọn tuyệt vời để giảm ngứa ngáy và viêm loét do bệnh trĩ. Lá cây thiên lý non có tác dụng kháng khuẩn mạnh, giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn ở vùng hậu môn, từ đó giảm nguy cơ nhiễm trùng và viêm loét.
Để sử dụng cây thiên lý chữa bệnh trĩ, bạn chỉ cần đem lá thiên lý non rửa sạch, ngâm trong nước muối, rồi giã nát với muối hạt thành hỗn hợp đồng nhất. Sau đó, đắp trực tiếp hỗn hợp lên búi trĩ và cố định bằng gạc y tế để qua đêm. Việc này giúp giảm ngứa ngáy, viêm nhiễm và cảm giác khó chịu do bệnh trĩ gây ra.
Tìm đọc các thông tin cùng chủ đề tại: https://dakhoanamdinh.com.vn/hau-mon-truc-trang/
Những bài thuốc từ các loại lá cây tự nhiên này không chỉ giúp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ mà còn an toàn, dễ thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, bệnh nhân cần lưu ý rằng những phương pháp này thường chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm triệu chứng và không thể điều trị triệt để bệnh trĩ nếu không kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý và điều trị y tế. Trong trường hợp bệnh không thuyên giảm, việc tham khảo ý kiến bác sĩ là rất cần thiết để có phương án điều trị hiệu quả.
Qua những chia sẻ trong bài viết trên, hy vọng bạn đã có câu trả lời cho câu hỏ bị bệnh trĩ uống lá gì? Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào, hãy liên hệ ngay với Phòng Khám Đa Khoa Nam Định để được tư vấn chi tiết.