Bị chậm kinh 2 tháng phải làm sao? Gợi ý cách xử lý an toàn tại nhà

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đinh Quang Tiến

Chậm kinh 2 tháng phải làm sao? Đây là vấn đề khiến nhiều chị em lo lắng, đặc biệt khi chưa sẵn sàng mang thai hoặc có dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt. Nguyên nhân có thể do thay đổi nội tiết, stress kéo dài, tác dụng phụ của thuốc… hoặc dấu hiệu thai kỳ. Vậy khi bị chậm kinh 2 tháng, bạn nên làm gì để xử lý an toàn và hiệu quả? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau.

Bị chậm kinh 2 tháng phải làm sao để điều hòa lại kinh nguyệt?

Bị chậm kinh 2 tháng phải làm sao

Theo các bác sĩ chuyên khoa tại Phòng Khám Đa Khoa Nam Định thì hiện tượng chậm kinh 2 tháng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó phổ biến nhất là do mang thai. Ngoài ra, tình trạng này có thể bắt nguồn từ rối loạn nội tiết, căng thẳng stress kéo dài, giảm hoặc tăng cân đột ngột, tập luyện thể thao quá mức, lạm dụng chất kích thích, mắc hội chứng buồng trứng đa nang, bị mãn kinh sớm, ảnh hưởng của biện pháp tránh thai, có vấn đề ở tuyến giáp, mắc các bệnh mãn tính,….

Bên cạnh đó, tác dụng phụ của thuốc hoặc các bệnh phụ khoa cũng có thể gây trễ kinh kéo dài. Nếu bị chậm kinh 2 tháng thì dưới đây là những điều mà chị em cần làm ngay:

1. Kiểm tra khả năng mang thai càng sớm càng tốt

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến phụ nữ bị chậm kinh là do mang thai, đặc biệt nếu trước đó nữ giới có quan hệ tình dục và không sử dụng biện pháp tránh thai. Chị em có thể thử thai bằng que thử tại nhà vào buổi sáng sớm – thời điểm nồng độ hormone hCG đạt mức cao nhất trong nước tiểu để cho kết quả chính xác hơn. Nếu que thử thai âm tính nhưng bạn vẫn còn nghi ngờ vào kết quả thì nên làm xét nghiệm hoặc siêu âm tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để xác định chắc chắn.

2. Theo dõi kỹ các triệu chứng bất thường đi kèm

Nếu không phải do mang thai, bạn cần quan sát xem cơ thể có dấu hiệu bất thường nào khác như căng tức ngực kéo dài, mệt mỏi, đau bụng dưới âm ỉ, khí hư ra nhiều và có màu sắc lạ, rụng tóc hoặc nổi mụn bất thường không….Những biểu hiện này có thể là hệ quả của rối loạn nội tiết tố, hội chứng buồng trứng đa nang, rối loạn tuyến giáp hoặc các bệnh phụ khoa khác. 

Một số người cũng có biểu hiện chậm kinh do do sự mất cân bằng nội tiết sau khi ngừng thuốc tránh thai. Ghi chú cụ thể lại tất cả các triệu chứng mà bạn đang gặp phải sẽ giúp các bác sĩ dễ dàng chẩn đoán chính xác nguyên nhân khi bạn đi thăm khám.

3. Xem xét và thay đổi các yếu tố về lối sống

Thay đổi trong thói quen sinh hoạt như căng thẳng kéo dài, làm việc quá sức, thức khuya, thường xuyên sử dụng rượu bia và thuốc lá, ăn uống thiếu chất hay giảm/tăng cân đột ngột,….đều có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Hệ thần kinh trung ương và tuyến yên đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa nội tiết tố sinh sản, do đó bất kỳ tác động tiêu cực nào đến tâm lý hay thể chất đều có thể ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng và khiến kỳ kinh của bạn đến muộn. 

Bên cạnh đó, việc luyện tập thể thao quá mức hoặc sử dụng thuốc điều trị hay các biện pháp ngừa thai cũng có thể là nguyên nhân gây chậm kinh. Nếu bạn đã xác định được những thay đổi sinh hoạt gần đây hay lối sống thiếu lành mạnh có thể gây ảnh hưởng đến kinh nguyệt, hãy điều chỉnh sớm để chu kỳ kinh trở lại bình thường.

4. Chủ động đi khám phụ khoa nếu chậm kinh kéo dài

Bị chậm kinh 2 tháng phải làm sao

Việc thăm khám bác sĩ phụ khoa ngay là rất cần thiết khi bị chậm kinh trên 2 tháng

Trường hợp đã loại trừ khả năng mang thai và không có yếu tố sinh lý rõ ràng nhưng vẫn bị chậm kinh trên 2 tháng, việc thăm khám phụ khoa ngay là rất cần thiết. Bác sĩ sẽ thực hiện các kiểm tra cần thiết như siêu âm tử cung – buồng trứng, xét nghiệm hormone sinh dục, kiểm tra chức năng tuyến giáp và sàng lọc các bệnh lý như buồng trứng đa nang,…..

Khi phát hiện và điều trị sớm không chỉ giúp khôi phục lại chu kỳ kinh nguyệt mà còn ngăn ngừa các biến chứng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản về sau. Việc chần chừ trong khám chữa có thể khiến các bệnh lý tiềm ẩn diễn tiến nặng hơn và khó kiểm soát.

5. Không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ

Nhiều phụ nữ vì lo lắng chậm kinh mà vội vàng tìm đến các loại thuốc điều hòa kinh nguyệt hoặc các bài thuốc dân gian mà không đi thăm khám bác sĩ. Điều này có thể gây rối loạn nội tiết nặng hơn, làm sai lệch các triệu chứng hoặc che giấu các bệnh lý nghiêm trọng như viêm nhiễm phụ khoa, u xơ tử cung….

Việc dùng thuốc nội tiết không đúng liều hoặc kéo dài còn tiềm ẩn nguy cơ tác dụng phụ như rối loạn chuyển hóa, tăng cân, thay đổi tâm trạng, tổn thương niêm mạc tử cung….Tốt hơn hết là mọi phác đồ điều trị liên quan đến rối loạn kinh nguyệt cần được bác sĩ chuyên khoa chỉ định và theo dõi chặt chẽ.

Nói tóm lại, nếu bị chậm kinh 2 tháng hoặc tình trạng chậm kinh lặp lại nhiều lần và  kèm theo triệu chứng bất thường thì bạn nên thăm khám sớm để xác định nguyên nhân chính xác và điều trị kịp thời.

Những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên nhằm giải đáp các thắc mắc liên quan đến vấn đề bị chậm kinh 2 tháng phải làm sao? Nếu bạn có thắc mắc vấn đề gì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 181 Song Hào, Văn Miếu, TP. Nam Định, Nam Định
  • Website: http://dakhoanamdinh.com.vn
  • Điện thoại: (0228) 730 6888
  • Thời gian làm việc: 08:00-20:00 (tất cả các ngày trong tuần, bao gồm Lễ Tết - Không nghỉ trưa)