Đau buốt khi tiểu tiện: Những nguyên nhân phổ biến không bên bỏ qua
Trên thực tế, đau buốt khi tiểu tiện là một triệu chứng mà bạn không nên xem thường vì nó cảnh báo nguy cơ tiềm ẩn nhiều vấn đề ở tiết niệu, thậm chí tình trạng này có thể liên quan đến các bệnh lý như viêm mào tinh hoàn, viêm tuyến tuyền liệt hay các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn phân tích cụ thể từng nguyên nhân có thể gây ra triệu chứng khó chịu này để chủ động nhận biết và xử lý kịp thời.
Bị đau buốt khi tiểu tiện là do nguyên nhân gì?
Nhiều quý ông đang gặp phải tình trạng đau buốt khi tiểu tiện
Cảm giác đau buốt khi tiểu tiện là một biểu hiện bất thường, có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, từ việc sử dụng thuốc hay kích ứng nhẹ cho đến những bệnh lý cần được can thiệp y tế. Việc xác định đúng nguyên nhân gây ra triệu chứng này sẽ giúp người bệnh có hướng điều trị kịp thời và hiệu quả, tránh để lại biến chứng về sau.
Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng đau buốt khi đi tiểu tiện:
1. Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc, đặc biệt là nhóm thuốc điều trị ung thư, thuốc kháng sinh có thể là nguyên nhân khiến bệnh nhân cảm thấy đau buốt khi đi tiểu tiện. Nếu nghi ngờ nguyên nhân do thuốc, bệnh nhân nên thông báo với bác sĩ để được điều chỉnh liều hoặc thay đổi loại thuốc phù hợp hơn.
2. Kích ứng với các sản phẩm vệ sinh
Đôi khi, triệu chứng đau buốt khi tiểu tiện xuất hiện là do sự tiếp xúc với các sản phẩm vệ sinh có chứa hóa chất có tính tẩy rửa mạnh. Các sản phẩm này có thể gây kích ứng vùng sinh dục, làm đỏ rát và gây ra hiện tượng đau buốt mỗi khi đi tiểu. Trong những trường hợp này, việc lựa chọn sản phẩm vệ sinh dịu nhẹ, không chứa chất tạo mùi hoặc chất tẩy mạnh là yếu tố then chốt để khắc phục tình trạng này.
3. Sỏi thận và sỏi đường tiết niệu
Sỏi thận hoặc sỏi ở các vị trí khác trong hệ tiết niệu có thể gây đau buốt mỗi khi tiểu, đặc biệt khi sỏi di chuyển và cọ xát vào niêm mạc niệu đạo. Ngoài tiểu buốt, bệnh nhân thường có cảm giác đau quặn vùng thắt lưng, tiểu ra máu hoặc tiểu nhỏ giọt. Tùy vào kích thước và vị trí viên sỏi, các bác sĩ có thể chỉ định phương pháp dùng thuốc hoặc can thiệp ngoại khoa.
4. Viêm đường tiết niệu (UTI)
Viêm đường tiết niệu là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tình trạng đau buốt khi tiểu tiện. Khi mắc bệnh viêm đường tiết niệu, nam giới thường có cảm giác nóng rát khi tiểu, tiểu nhiều lần, mỗi lần đi tiểu chỉ ra một ít, nước tiểu đục và có mùi hôi, thậm chí một số trường hợp còn thấy trong nước tiểu có lẫn màu đỏ của máu.
5. Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs)
Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, chlamydia hoặc mụn rộp sinh dục có thể làm tổn thương niêm mạc đường tiết niệu, từ đó gây ra triệu chứng đau buốt khi tiểu. Tuy nhiên, không phải tất cả bệnh nhân mắc bệnh tình dục đều có triệu chứng rõ ràng, từ đó khiến việc phát hiện bệnh trở nên khó khăn nếu chỉ dựa vào biểu hiện lâm sàng. Vì vậy, trong trường hợp có tiền sử quan hệ tình dục không an toàn kèm theo dấu hiệu tiểu buốt, người bệnh nên chủ động đến cơ sở y tế để được xét nghiệm chẩn đoán chính xác và can thiệp kịp thời.
6. Viêm tuyến tiền liệt
Viêm tuyến tiền liệt là một tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại tuyến tiền liệt, thường gặp ở nam giới ở độ tuổi trung niên với hai dạng cấp tính hoặc mãn tính. Bệnh có thể khởi phát do chấn thương, vi khuẩn, rối loạn hệ miễn dịch,…Người bị viêm tiền liệt tuyến thường cảm thấy đau buốt khi tiểu tiện, kèm theo hiện tượng nước tiểu có màu đục, tiểu rắt, khó tiểu, tiểu nhiều lần, đặc biệt về đêm. Ngoài ra, viêm tuyến tiền liệt còn có thể gây đau khi xuất tinh, cảm giác khó chịu ở vùng bụng dưới và có thể xuất hiện máu ở trong nước tiểu và tinh dịch.
7. Bệnh lý ở bàng quang
Các bệnh lý ở bàng quang như viêm bàng quang, viêm bàng quang kẽ, viêm niêm mạc bàng quang...đều có thể gây ra cảm giác đau buốt khi đi tiểu tiện. Người bệnh thường cảm thấy căng ở vùng chậu và bàng quang, dẫn đến tình trạng tiểu buốt . Nếu không điều trị sớm, các tổn thương tại bàng quang có thể trở thành mãn tính, làm suy giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
8. Tắc nghẽn niệu quản
Tắc nghẽn niệu quản là hiện tượng dòng nước tiểu bị cản trở, khiến nước tiểu không thể thoát ra ngoài một cách bình thường. Hậu quả là nước tiểu bị ứ đọng và có xu hướng chảy ngược vào thận, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và dẫn đến viêm nhiễm. Dù không phải là nguyên nhân thường gặp trong lâm sàng nhưng tắc nghẽn niệu quản vẫn có thể gây ra nhiều biểu hiện đáng lưu ý như cảm giác đau buốt khi đi tiểu, tiểu ít hoặc tiểu không hết,….làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
9. Viêm mào tinh hoàn
Viêm mào tinh hoàn là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại mào tinh hoàn - cơ quan hình ống nhỏ nằm phía sau tinh hoàn, có vai trò dự trữ và vận chuyển tinh trùng. Khi mào tinh hoàn bị viêm, không chỉ vùng bìu trở nên đau, sưng mà người bệnh còn có thể gặp phải các triệu chứng như tiểu buốt, thường xuyên muốn đi tiểu, tiểu ra máu; đau khi xuất tinh hoặc quan hệ tình dục, đau ở bụng hoặc xương chậu;….
Viêm mào tinh hoàn cũng có thể là nguyên nhân gây tình trạng đau buốt khi tiểu tiện
Ngoài việc thăm khám và điều trị theo chỉ định y khoa, người bệnh có thể kết hợp một số biện pháp hỗ trợ tại nhà nhằm làm dịu cảm giác đau buốt khi tiểu tiện và đẩy nhanh thời gian hồi phục. Trước hết, việc tăng cường uống nước sẽ giúp làm loãng nước tiểu, hỗ trợ cơ thể đào thải vi khuẩn gây viêm nhiễm ra khỏi đường tiết niệu một cách tự nhiên.
Song song đó, người bệnh nên hạn chế sử dụng các thức uống có khả năng gây kích ứng như cà phê, bia rượu hoặc nước ngọt có gas, bởi chúng có thể khiến niêm mạc tiết niệu bị tổn thương hơn. Thay vào đó, bạn nên bổ sung nhiều các loại rau xanh và trái cây giàu vitamin C, chất chống oxy hóa để giúp củng cố hệ miễn dịch và tăng cường sức đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh.
Vệ sinh vùng kín đúng cách và thường xuyên là yếu tố không thể thiếu, giúp giảm nguy cơ vi khuẩn từ hậu môn hoặc môi trường bên ngoài lan sang đường tiểu. Đồng thời, nam giới cũng nên tạm ngưng quan hệ tình dục trong thời gian có triệu chứng viêm để tránh làm trầm trọng tình trạng tổn thương và lây nhiễm chéo. Cuối cùng, điều quan trọng nhất là không nên xem nhẹ triệu chứng tiểu buốt; việc khám bác sĩ sớm và điều trị đúng nguyên nhân sẽ giúp phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Đau buốt khi tiểu tiện là một triệu chứng không nên xem nhẹ, bởi nó có thể là dấu hiệu sớm của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Chính vì vậy, người bệnh cần theo dõi sát các triệu chứng đi kèm và đến cơ sở y tế để thăm khám khi thấy tình trạng này kéo dài hoặc lặp đi lặp lại. Việc điều trị đúng nguyên nhân không chỉ giúp cải thiện triệu chứng mà còn bảo vệ sức khỏe đường tiết niệu và khả năng sinh sản lâu dài của phái mạnh. Nếu cần thêm thông tin, hãy liên hệ ngay với Đa Khoa Nam Định để được tư vấn kỹ hơn.
Tìm hiểu thêm một số thông tin khác tại: https://dakhoanamdinh.com.vn/ngoai-khoa/