Giới thiệu 2 cách làm rụng nốt sùi mào gà nhanh nhất

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đinh Quang Tiến

Hiện nay, mục tiêu trọng tâm của các phương pháp chữa trị bệnh sùi mào gà đó là loại bỏ các tổn thương dạng nốt sùi trên da và niêm mạc, đồng thời kiểm soát triệu chứng nhằm ngăn ngừa bệnh lây lan và tái phát. Dựa trên mức độ tổn thương, tình trạng sức khỏe và vị trí nốt sùi, các bác sĩ sẽ lựa chọn cách xử lý phù hợp nhất để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho người bệnh. Cùng tìm hiểu cách làm rụng nốt sùi mào gà phổ biến dưới đây nhé!

Chia sẻ cách làm rụng nốt sùi mào gà nhanh nhất

cách làm rụng nốt sùi mào gà

Đa phần người bệnh muốn làm rụng nốt sùi mào gà bằng việc sử dụng thuốc

Theo các chuyên gia thì hiện nay có nhiều phương pháp được áp dụng nhằm làm rụng các nốt sùi, từ điều trị nội khoa bằng thuốc đến các biện pháp can thiệp ngoại khoa nếu cần thiết. Dưới đây là các cách làm rụng nốt sùi mào gà thường được các bác sĩ tại Phòng Khám Đa Khoa Nam Định sử dụng:

1. Phương pháp điều trị nội khoa (sử dụng thuốc)

Trong giai đoạn đầu, khi nốt sùi mào gà còn nhỏ và chưa lan rộng nên bác sĩ thường chỉ định các loại thuốc bôi ngoài da để điều trị. Dưới đây là các loại thuốc chữa sùi mào gà thường được áp dụng:

1.1 Imiquimod (Aldara, Zyclara)

Imiquimod là một loại thuốc có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch, giúp cơ thể tự tăng khả năng kháng lại virus HPV. Dù có hiệu quả trong nhiều trường hợp, thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ như đỏ da, nổi mụn nước, mệt mỏi, ho, phát ban và đau nhức cơ thể. Người sử dụng cần lưu ý rằng trong thời gian thuốc vẫn còn trên da và chưa thấm hết thì cần tránh quan hệ tình dục để hạn chế gây kích ứng da cho bạn tình và tránh làm giảm hiệu quả bảo vệ của bao cao su.

1.2 Podophyllin và Podofilox (Condylox)

Podophyllin là một chế phẩm chiết xuất từ nhựa thực vật, được ứng dụng rộng rãi trong điều trị sùi mào gà nhờ khả năng phá hủy các nốt sùi. Tương tự, Podofilox cũng mang lại hiệu quả tương tự nhưng thuốc chỉ thích hợp sử dụng ngoài da và tuyệt đối không sử dụng cho các tổn thương nằm bên trong cơ quan sinh dục. Ngoài ra, Podofilox cũng chống chỉ định với những phụ nữ đang mang thai. Những tác dụng phụ thường gặp của thuốc là cảm giác đau, kích ứng da nhẹ tại vùng bôi thuốc.

Khá nhiều người bệnh đang quan tâm:

bệnh sùi mào gà uống thuốc có hết không

chấm thuốc sùi mào gà bao lâu thì khỏi

1.3 Sinecatechin (Veregen)

Sinecatechin (Veregen) là loại thuốc được sử dụng trong điều trị các tổn thương sùi mào gà ở bên trong hoặc bên ngoài, xung quanh hậu môn. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, người bệnh có thể gặp phải một số phản ứng phụ như cảm giác đau rát, ngứa hoặc đỏ da.

1.4 Axit Trichloroacetic (TCA)

Axit trichloroacetic (TCA) là một loại acid thường được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định để loại bỏ các nốt sùi mào gà nằm bên trong bộ phận sinh dục. Những tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng Axit trichloroacetic có thể kể đến như sưng, đau hoặc kích ứng da nhẹ tại vùng điều trị.

Lưu ý: Tất cả các loại thuốc điều trị sùi mào gà nói trên cần được sử dụng dưới sự chỉ định và theo dõi chặt chẽ của các bác sĩ chuyên khoa. Việc tự ý dùng thuốc tại nhà có thể dẫn đến những biến chứng và tác dụng phụ không mong muốn hoặc làm tình trạng bệnh trở nên phức tạp hơn.

Tìm đọc các thông tin cùng chủ đề tại: https://dakhoanamdinh.com.vn/sui-mao-ga/

2. Phương pháp ngoại khoa

Khi các nốt sùi mào gà đã phát triển quá lớn hoặc không đáp ứng với phương pháp điều trị nội khoa, các bác sĩ thường chỉ định các phương pháp ngoại khoa để loại bỏ các tổn thương. Những phương pháp này giúp can thiệp trực tiếp vào các nốt sùi, mang lại hiệu quả điều trị rõ rệt, đặc biệt trong những trường hợp bệnh đã có dấu hiệu lan rộng. Dưới đây là những phương pháp ngoại khoa phổ biến và hiệu quả thường được áp dụng trong điều trị sùi mào gà:

2.1 Liệu pháp áp lạnh với nitơ lỏng

Liệu pháp áp lạnh với nitơ lỏng là một phương pháp thường được áp dụng để loại bỏ các nốt sùi mào gà bằng cách sử dụng nitơ lỏng ở nhiệt độ cực thấp để đông lạnh các mô bệnh. Khi tiếp xúc với nitơ lỏng, các nốt sùi sẽ bị phá hủy và sau đó bong ra, lớp da mới sẽ hình thành thay thế cho vùng da đã bị tổn thương. Mặc dù phương pháp này rất hiệu quả nhưng bệnh nhân có thể cần thực hiện liệu trình điều trị trong nhiều lần. Ngoài ra, sau khi điều trị, có thể xuất hiện một số tác dụng phụ như đau và sưng tại vùng bị bệnh.

2.2 Phương pháp đốt laser

cách làm rụng nốt sùi mào gà

Các bác sĩ có thể sử dụng những phương pháp đốt điện hay đốt laser để tiêu diệt các nốt sùi mào gà

Đốt laser là một trong những phương pháp điều trị sùi mào gà hiệu quả và chính xác. Bằng cách sử dụng ánh sáng laser với cường độ cao, bác sĩ sẽ loại bỏ các nốt sùi. Phương pháp này thường được áp dụng khi bệnh lan rộng và khó điều trị. Mặc dù đốt laser có hiệu quả nhanh chóng, phương pháp này có thể để lại sẹo và gây cảm giác đau đớn cho người bệnh. Hơn nữa, chi phí điều trị bằng phương pháp đốt laser thường cao hơn các phương pháp khác.

Vấn đề được đông đảo người bệnh thắc mắc bị sùi mào gà có hết không?

2.3 Phương pháp đốt điện

Đốt điện là phương pháp sử dụng dòng điện cao tần để đốt cháy các nốt sùi mào gà. Phương pháp này có thể tiêu diệt nhanh chóng các mô bị nhiễm bệnh và thường được áp dụng cho những trường hợp sùi mào gà không quá nghiêm trọng. Mặc dù khá hiệu quả nhưng biện pháp đốt điện vẫn có thể khiến người bệnh gặp phải tình trạng đau và sưng sau khi thực hiện thủ thuật.

2.4 Phương pháp ALA-PDT

Phương pháp ALA-PDT là một kỹ thuật điều trị bệnh sùi mào gà tiên tiến và được các chuyên gia đánh giá cao nhờ vào cơ chế hoạt động đặc biệt. ALA-PDT sử dụng ánh sáng huỳnh quang để kích thích oxy hoạt tính, từ đó tấn công trực tiếp các nốt sùi và làm chúng rụng đi hoặc chết dần. Phương pháp này nổi bật nhờ vào tính hiệu quả và an toàn cao, không gây tổn thương cho các mô lành xung quanh. 

Một trong những ưu điểm lớn khi đốt sùi mào gà bằng ALA-PDT là thời gian điều trị ngắn, tính thẩm mỹ cao và giúp bệnh nhân hồi phục nhanh chóng. Ngoài ra, phương pháp này cũng giúp giảm thiểu nguy cơ bệnh tái phát, một trong những lo ngại lớn trong việc điều trị sùi mào gà. Nhờ vào những ưu điểm vượt trội này, ALA-PDT đã trở thành lựa chọn phổ biến trong điều trị sùi mào gà tại nhiều cơ sở y tế chuyên khoa, mang lại kết quả điều trị an toàn và hiệu quả cho bệnh nhân.

Trong bài viết trên đây chúng tôi vừa chia sẻ đến các bạn những cách làm rụng nốt sùi mào gà hiệu quả. Hy vọng những thông tin mà Đa Khoa Nam Định vừa cung cấp sẽ phần nào giúp người bệnh có thể hiểu hơn về căn bệnh xã hội này để có thể đưa ra phương án điều trị phù hợp. Nếu có thắc mắc gì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn.