Chậm kinh bụng dưới to có sao không? Nguyên nhân do đâu?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đinh Quang Tiến

Chậm kinh kèm theo bụng dưới to có thể là dấu hiệu của thai kỳ sớm, nhưng cũng không loại trừ khả năng mắc các vấn đề phụ khoa như u xơ tử cung, rối loạn nội tiết hay viêm nhiễm. Vậy chậm kinh bụng dưới to có sao không? Cùng tìm hiểu rõ nguyên nhân để chủ động xử lý sớm, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản về sau.

Chậm kinh bụng dưới to có sao không? Dấu hiệu bất thường cần lưu ý

Chậm kinh bụng dưới to có sao không

Chậm kinh kèm theo hiện tượng bụng dưới to là một dấu hiệu bất thường khiến nhiều chị em không khỏi lo lắng. Đây có thể là dấu hiệu sinh lý hoàn toàn bình thường khi bạn đang mang thai nhưng cũng có thể là triệu chứng cảnh báo một số vấn đề phụ khoa như thai ngoài tử cung, u nang buồng trứng hay hội chứng buồng trứng đa nang…

Vì vậy, việc xác định nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng này sẽ giúp chị em có biện pháp chữa trị kịp thời để đảm bảo sức khỏe sinh sản.

Nguyên nhân khiến chậm kinh và bụng dưới to ở nữ giới

Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến khiến nữ giới bị chậm kinh và to bụng dưới mà Phòng khám Đa khoa Nam Định đã tổng hợp được:

1. Mang thai

Một trong những nguyên nhân đầu tiên cần nghĩ đến khi bị chậm kinh và bụng to chính là mang thai. Các dấu hiệu thai kỳ thường bắt đầu bằng việc trễ kinh, bụng to lên, kèm theo những biểu hiện như buồn nôn, căng tức ngực, đau lưng, mệt mỏi, tiểu nhiều lần, ra máu báo thai…

Tuy nhiên, không phải phụ nữ nào cũng có đầy đủ các dấu hiệu này ngay từ đầu. Một số người chỉ cảm nhận được sự thay đổi sau vài tuần trễ kinh. Vì vậy, để có kết luận chính xác, bạn nên sử dụng que thử thai hoặc đến cơ sở y tế kiểm tra bằng các phương pháp siêu âm, xét nghiệm.

2. Thai ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung là tình trạng trứng sau khi đã thụ tinh không làm tổ trong tử cung mà nằm tại các vị trí bất thường như ống dẫn trứng, cổ tử cung hoặc khoang bụng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng, có thể đe dọa đến tính mạng của thai phụ nếu không được phát hiện sớm. Các triệu chứng điển hình của mang thai ngoài tử cung bao gồm chậm kinh, chướng và đau bụng dưới, ra máu âm đạo bất thường, chóng mặt, mệt mỏi và tụt huyết áp…

Nếu nghi ngờ thai ngoài tử cung, chị em cần đến cơ sở y tế ngay để được chẩn đoán và can thiệp kịp thời.

3. Do sử dụng thuốc

Một số loại thuốc điều trị như thuốc chống trầm cảm thuốc chống loạn thần…có thể ảnh hưởng đến hoạt động nội tiết và chuyển hóa của cơ thể. Tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng chúng bao gồm tăng cân, giữ nước, tích tụ mỡ dưới da, khiến vùng bụng dưới có cảm giác to hơn bình thường. Bên cạnh đó, những loại thuốc này cũng có thể gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, dẫn đến tình trạng chậm kinh ở nữ giới.

4. Căng thẳng hoặc lo lắng

Khi bạn rơi vào trạng thái căng thẳng kéo dài hoặc lo âu quá mức, cơ thể sẽ tiết ra nhiều hormone cortisol. Sự gia tăng nồng độ cortisol có thể ảnh hưởng đến vùng dưới đồi của não, là trung tâm điều khiển tuyến yên và buồng trứng – những cơ quan giữ vai trò chính trong việc điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Khi hệ trục này bị rối loạn, hiện tượng chậm kinh, mất kinh hoặc rối loạn kinh nguyệt hoàn toàn có thể xảy ra.

Ngoài ra, hormone cortisol còn làm tăng cảm giác thèm ăn và khả năng tích mỡ của cơ thể, đặc biệt ở vùng bụng.

5. Thời kỳ mãn kinh

Phụ nữ ở độ tuổi 50 trở lên nếu gặp tình trạng bụng to kèm theo trễ kinh đang bước vào thời kỳ mãn kinh. Lúc này, buồng trứng ngừng hoạt động và không còn sản sinh ra trứng nữa, chu kỳ kinh nguyệt sẽ dần trở nên không đều và cuối cùng biến mất hoàn toàn. Sự suy giảm estrogen trong giai đoạn này không chỉ gây rối loạn kinh nguyệt mà còn làm chậm quá trình trao đổi chất, từ đó dẫn đến tích tụ mỡ bụng và tăng cân rõ rệt.

Đây là quá trình sinh lý tự nhiên, tuy nhiên nếu các triệu chứng gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống, chị em nên tìm đến Phòng khám Đa Khoa Nam Định để được hỗ trợ.

6. U nang buồng trứng

Chậm kinh bụng dưới to có sao không

U nang buồng trứng cũng có thể là nguyên nhân khiến chị em chậm kinh, bụng dưới to

U nang buồng trứng là khối u chứa dịch hình thành trong hoặc trên buồng trứng, thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Phần lớn các u nang nhỏ không gây triệu chứng, chúng thường vô hại và có thể tự tiêu. Tuy nhiên, khi khối u lớn lên, nó có thể chèn ép các cơ quan lân cận, gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, làm suy giảm chức năng sinh sản và trong một số trường hợp nghiêm trọng còn có thể gây ra biến chứng nguy hiểm.

Những triệu chứng thường gặp của u nang buồng trứng bao gồm đau vùng chậu, đau thắt lưng, đau lan xuống đùi, đau khi quan hệ tình dục, rối loạn kinh nguyệt, chậm kinh, chướng bụng, tiểu nhiều lần,….

7. Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) cũng có thể là nguyên nhân gây ra chậm kinh và bụng to ở nữ giới. Hội chứng buồng trứng đa nang là một rối loạn nội tiết thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng và gây rối loạn kinh nguyệt. Nguyên nhân gây ra căn bệnh này có thể là do di truyền, kháng insulin hoặc do chế độ ăn uống.

Ngoài chậm kinh và bụng to thì các triệu chứng khác mà bạn có thể gặp phải khi khi bị hội chứng buồng trứng đa nang bao gồm: béo phì, rậm lông, da nhờn, nổi mụn trứng cá, sạm da, đau và khó chịu ở vùng chậu, vô sinh,……

8. Các nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân khác cũng có thể gây ra tình trạng bụng to và chậm kinh chẳng hạn như: bệnh Celiac, u xơ tử cung, rối loạn tuyến giáp hoặc tuyến yên, rối loạn tuyến nội tiết, khối u hoặc tắc nghẽn các cấu trúc ảnh hưởng đến sự phóng thích trứng khỏi buồng trứng……

Mong rằng qua những chia sẻ vừa rồi của các chuyên gia, bạn đã có câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi chậm kinh bụng dưới to có sao không? Nếu bạn cần thêm sự hỗ trợ, đừng quên gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 181 Song Hào, Văn Miếu, TP. Nam Định, Nam Định
  • Website: http://dakhoanamdinh.com.vn
  • Điện thoại: (0228) 730 6888
  • Thời gian làm việc: 08:00-20:00 (tất cả các ngày trong tuần, bao gồm Lễ Tết - Không nghỉ trưa)