Tại sao bị chậm kinh? 14 lý do phổ biến bạn nên biết
Chậm kinh là tình trạng nhiều chị em gặp phải, không chỉ xuất phát từ khả năng mang thai mà còn liên quan đến nhiều yếu tố khác như căng thẳng, rối loạn nội tiết, tác dụng phụ của thuốc hay bệnh lý phụ khoa. Việc tìm hiểu nguyên nhân chậm kinh là bước quan trọng giúp bạn xử lý kịp thời và bảo vệ sức khỏe sinh sản.
Nguyên nhân chậm kinh thường gặp ở nữ giới
Theo nhận định từ các chuyên gia trong lĩnh vực sản phụ khoa của Phòng Khám Đa Khoa Nam Định, chậm kinh có thể là biểu hiện của những bất ổn nội tiết tiềm ẩn, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó những nguyên nhân phổ biến nhất có thể kể đến như:
1. Mang thai
Khi chu kỳ kinh nguyệt đều đặn bỗng dưng gián đoạn, điều đầu tiên cần cân nhắc là khả năng mang thai. Trong chu kỳ thông thường, lớp niêm mạc tử cung dày lên để chuẩn bị cho quá trình làm tổ của trứng nếu thụ tinh xảy ra. Nếu trứng không được thụ tinh, lớp niêm mạc này sẽ bong ra và gây hiện tượng kinh nguyệt.
Ngược lại, nếu quá trình thụ tinh diễn ra, lớp niêm mạc sẽ được giữ lại nhằm hỗ trợ thai kỳ, khiến kinh nguyệt không xuất hiện. Do đó, chậm kinh có thể là một trong những dấu hiệu sớm của thai kỳ.
2. Mãn kinh sớm hoặc tiền mãn kinh
Mãn kinh sớm là tình trạng hiếm gặp nhưng đáng lo ngại, khi chu kỳ kinh nguyệt chấm dứt trước tuổi 40. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do di truyền, phẫu thuật cắt bỏ, xạ trị hoặc hóa trị gây ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản. Trong khi đó, tiền mãn kinh thường bắt đầu từ tuổi 42 trở đi, đây là giai đoạn mà hoạt động nội tiết bắt đầu suy giảm, làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt do lượng estrogen không còn ổn định. Phụ nữ đến giai đoạn này có thể gặp kinh nguyệt thưa dần, kéo dài ngày hoặc thay đổi về lượng máu kinh.
3. Cho con bú
Phụ nữ đang cho con bú, đặc biệt là những người cho bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, thường sẽ thấy chu kỳ kinh nguyệt không đều, chậm kinh, ít hoặc vô kinh trong vài tháng đầu sau sinh. Nguyên nhân chủ yếu là do nồng độ hormone prolactin tăng cao nhằm kích thích tiết sữa, đồng thời gây ức chế quá trình sản xuất estrogen và ảnh hưởng đến sự rụng trứng khiến nhiều chị em bị trễ kinh hoặc thậm chí mất kinh tạm thời.
4. Tác dụng phụ từ các loại thuốc điều trị
Một số loại thuốc điều trị, khi thay đổi liều lượng hoặc chuyển sang nhóm thuốc mới, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới, điển hình như các loại thuốc nội tiết tố, thuốc tránh thai, thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị tâm thần, corticosteroids...
Do đó, khi nhận thấy kinh nguyệt đến chậm bất thường, chị em nên trao đổi với bác sĩ để được rà soát lại các loại thuốc đang dùng, qua đó điều chỉnh cho phù hợp nhằm hạn chế các tác dụng phụ gây rối loạn nội tiết và tránh ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe sinh sản.
5. Áp lực tâm lý và căng thẳng kéo dài
Yếu tố tinh thần đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định của chu kỳ kinh nguyệt. Khi cơ thể liên tục đối mặt với áp lực tâm lý, vùng dưới đồi – trung tâm điều khiển hormone sinh dục - có thể bị ức chế hoạt động dẫn đến hiện tượng rối loạn chu kỳ kinh nguyệt và khiến nữ giới bị chậm kinh.
Để khắc phục tình trạng này, chị em phụ nữ nên duy trì tinh thần tích cực, ngủ đủ giấc, tập thư giãn và chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ tinh thần từ người thân hoặc chuyên gia tâm lý khi cần.
6. Sử dụng các chất kích thích như rượu, bia và thuốc lá
Việc sử dụng chất kích thích như rượu, bia và thuốc lá có thể làm gián đoạn sự cân bằng nội tiết trong cơ thể, từ đó gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt và làm xuất hiện hiện tượng chậm kinh. Thường xuyên uống rượu, bia và các loại đồ uống có cồn sẽ gây rối loạn các hormone sinh sản. Trong khi đó nicotine cùng các chất độc có trong khói thuốc lá có thể làm giảm lượng oxy đến vùng chậu, làm cản trở sự phát triển bình thường của lớp niêm mạc tử cung.
Ngoài ra, hút thuốc lâu ngày còn ảnh hưởng tiêu cực đến buồng trứng, làm giảm chất lượng trứng và số lượng trứng, từ đó có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến bệnh vô sinh. Vì vậy, việc từ bỏ các chất kích thích là một bước quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe sinh sản một cách bền vững.
7. Tập luyện quá mức
Dù tập luyện thể dục thể thao là điều cần thiết để duy trì sức khỏe tốt, song việc luyện tập quá sức có thể tác động tiêu cực đến chu kỳ kinh nguyệt. Những người thường xuyên tập thể dục cường độ cao mà không đi kèm với chế độ dinh dưỡng đầy đủ dễ bị suy giảm estrogen, từ đó dẫn tới hiện tượng chậm kinh. Để ngăn ngừa vấn đề này, chị em nên tập luyện một cách khoa học, kết hợp nghỉ ngơi và bổ sung dinh dưỡng một cách hợp lý nhằm bảo vệ sức khỏe sinh sản lâu dài.
8. Giảm cân đột ngột
Việc giảm cân nhanh chóng có thể gây ra rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, dẫn đến tình trạng chậm kinh hoặc mất kinh tạm thời. Khi cơ thể không được cung cấp đủ năng lượng và dưỡng chất cần thiết sẽ ảnh hưởng đến vùng dưới đồi – trung tâm điều khiển hormone sinh sản trong não bộ. Hệ quả là quá trình sản xuất estrogen bị gián đoạn, từ đó gây ra hiện tượng trễ kinh ở nữ giới.
9. Tăng cân nhanh, thừa cân hoặc béo phì
Không chỉ giảm cân mà việc tăng cân nhanh, nhất là tình trạng thừa cân, béo phì cũng có thể gây chậm kinh. Lượng mỡ dư thừa khiến cơ thể sản xuất nhiều estrogen hơn mức cần thiết, dẫn đến sự mất cân bằng nội tiết. Khi hormone này vượt ngưỡng, nó có thể làm cho lớp nội mạc tử cung phát triển không bình thường và gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều hoặc mất kinh trong một thời gian dài. Vì vậy, việc điều chỉnh cân nặng thông qua chế độ ăn uống và vận động hợp lý sẽ giúp chị em có một chu kỳ kinh nguyệt ổn định hơn.
10. Rối loạn nội tiết tố
Một chu kỳ kinh nguyệt đều đặn phản ánh sự ổn định của hệ thống nội tiết trong cơ thể. Tuy nhiên, khi có sự rối loạn xảy ra tại các cơ quan điều phối hormone như vùng dưới đồi, tuyến yên hoặc buồng trứng, sự cân bằng nội tiết sẽ bị ảnh hưởng, từ đó gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt hoặc chậm kinh. Tình trạng mất cân bằng này có thể phát sinh từ nhiều nguyên nhân khác nhau như căng thẳng kéo dài, bệnh lý hay những thay đổi đột ngột trong lối sống….
11. Ảnh hưởng của các biện pháp tránh thai
Việc dùng các loại thuốc tránh thai có chứa hormone nội tiết như Estrogen và Progestin có thể khiến bạn bị chậm kinh
Việc bắt đầu hoặc ngừng sử dụng các biện pháp tránh thai có chứa hormone nội tiết như Estrogen và Progestin có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt bị xáo trộn, dẫn đến hiện tượng chậm kinh tạm thời. Các loại thuốc này hoạt động bằng cách ức chế quá trình rụng trứng, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến sự điều hòa kinh nguyệt. Ở một số phụ nữ, chu kỳ kinh có thể mất từ 3 đến 6 tháng để trở lại trạng thái bình thường sau khi ngưng sử dụng thuốc tránh thai.
Ngoài thuốc uống, các phương pháp khác như cấy que hoặc tiêm tránh thai cũng có thể tác động đến chu kỳ kinh theo cách tương tự. Việc trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ sẽ giúp lựa chọn biện pháp tránh thai phù hợp, đồng thời giúp bạn hiểu rõ các tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình sử dụng.
12. Do các vấn đề về tuyến giáp
Tuyến giáp đóng vai trò thiết yếu trong việc điều hòa hormone và sự trao đổi chất, ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều cơ quan, trong đó có hệ sinh sản. Khi tuyến giáp hoạt động bất thường như trong các trường hợp suy giáp (tuyến giáp hoạt động kém) hoặc cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức) sẽ làm gián đoạn sự cân bằng nội tiết trong cơ thể, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt và gây hiện tượng chậm kinh.
13. Các bệnh lý phụ khoa
Một số bệnh lý phụ khoa như viêm lộ tuyến tử cung, u xơ tử cung, viêm buồng trứng, hội chứng đa nang buồng trứng, suy buồng trứng,...có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của buồng trứng và tử cung, gây rối loạn kinh nguyệt và dẫn đến chậm kinh. Chính vì vậy, chị em nên theo dõi chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng, kết hợp khám phụ khoa định kỳ để giúp phát hiện kịp thời các bất thường và can thiệp điều trị hiệu quả, tránh ảnh hưởng đến khả năng sinh sản về sau.
14. Các bệnh mạn tính
Một số bệnh lý kéo dài như tiểu đường hay bệnh Celiac thường gây ảnh hưởng không nhỏ đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Đối với bệnh tiểu đường, tình trạng đường huyết không ổn định có thể ảnh hưởng đến cân bằng nội tiết tố, từ đó gây ra hiện tượng chậm kinh hoặc kinh nguyệt không đều.
Trong khi đó, bệnh Celiac làm tổn thương ruột non, cản trở việc hấp thu dưỡng chất và gây ra thiếu hụt dinh dưỡng, ảnh hưởng đến hoạt động nội tiết và khiến chu kỳ kinh nguyệt trở nên bất thường. Ngoài ra, các bệnh lý khác như tăng sản thượng thận bẩm sinh, hội chứng Asherman hay hội chứng Cushing cũng có thể là nguyên nhân khiến chị em bị trễ kinh.
Những kiến thức hữu ích vừa được chia sẻ ở trên chắc hẳn đã giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về những nguyên nhân phổ biến gây chậm kinh ở nữ giới. Mọi câu hỏi cần giải đáp thêm, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Phòng Khám Đa Khoa Nam Định để được hỗ trợ chi tiết.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: 181 Song Hào, Văn Miếu, TP. Nam Định, Nam Định
- Website: dakhoanamdinh.com.vn
- Điện thoại: (0228) 730 6888
- Thời gian làm việc: 08:00-20:00 (tất cả các ngày trong tuần, bao gồm Lễ Tết - Không nghỉ trưa)