Cục thịt lồi ra ở cửa mình khi mang thai có nguy hiểm không?
Hiện tượng xuất hiện cục thịt lồi ra ở cửa mình khi mang thai khiến nhiều chị em khá lo lắng. Tuy nó không gây ra cảm giác khó chịu gì nhiều nhưng phần nào kiến chị em hoang mang khi gặp phải. Vậy khi mang thai mà xuất hiện cục thịt lồi ra ở cửa mình có nguy hiểm không? có phải bệnh không?
Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết về tình trạng trên để các thai phụ có thể yên tâm.
Cục thịt lồi ra ở cửa mình khi mang thai là gì?
Theo các bác sĩ sản phụ khoa tại Phòng Khám Đa Khoa Nam Định: cục thịt lồi ra ở cửa mình khi mang thai thường được biết đến như là dấu hiệu nhận biết của tình trạng sa tử cung. Đây là bệnh lý thường bắt gặp ở những phụ nữ mang thai và nó còn có một số tên gọi khác như sa dạ con hay sa thành âm đạo. Mặc dù có tên gọi là sa tử cung nhưng trên thực tế thì không chỉ riêng phần dạ con mà cả khu vực bàng quang và trực tràng cũng đều bị ảnh hưởng.
Tình trạng sa tử cung xảy ra khi tử cung bị tụt xuống thấp hơn vị trí bình thường, có thể tụt xuống thấp trong âm đạo hoặc thậm chí nhô ra ngoài âm đạo. Điều này thường xảy ra khi các cơ và dây chằng của sàn chậu bị suy yếu. Tình trạng này thường đi kèm với sự tụt xuống của thành trước âm đạo và cả bàng quang hoặc thành sau âm đạo và trực tràng.
Ai là người dễ bị cục thịt lồi ra ở cửa mình khi mang thai?
Theo kết quả thống kê của Bộ Y tế Việt Nam cho thấy hiện nay có khoảng 10% phụ nữ bị mắc bệnh sa tử cung khi mang thai và sau sinh, phần lớn là nằm trong độ tuổi từ 40 đến 60 tuổi. Trong đó, những trường hợp phụ nữ từng trải qua sinh đẻ nhiều, đẻ quá sớm, lao động nặng nhọc, không được đỡ đẻ an toàn, đúng kỹ thuật,… đều sẽ có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này, cụ thể như sau:
-
Những mẹ bầu có tiền sử quá trình chuyển dạ kéo dài, đẻ khó lại càng dễ bị sa tử cung và đặc biệt là những chị em được đỡ đẻ không an toàn có thể gây ra những chấn thương sinh dục. Những người vận động mạnh quá sớm sau sinh cũng có nguy cơ bị bệnh sa sinh dục rất cao.
-
Những phụ nữ có công việc phải lao động nặng nhọc, vất vả cũng nằm trong những đối tượng dễ bị bệnh sa tử cung. Đặc biệt là những chị em công nhân, nông dân, lao động tay chân,… suốt ngày phải làm việc ở tư thế đứng, gánh gồng, đội, mang vác nặng với áp lực từ ổ bụng lên đáy chậu cao.
-
Những phụ nữ chưa từng sinh đẻ cũng có thể gặp cục thịt lồi ra ở cửa mình khi mang thai do thể trạng yếu, dây chằng mỏng manh, tử cung nằm ở tư thế trung gian nên khi xuất hiện áp lực mạnh trong ổ bụng sẽ buộc phải đẩy tử cung sa (trễ) dần xuống.
-
Những phụ nữ đã sinh đẻ nhiều lần khiến các dây chằng dần yếu đi, tầng sinh môn rách hay thường xuyên bị giãn mỏng, dưới sự tăng áp lực lên trên ổ bụng, thành âm đạo cũng có thể bị sa và kéo tử cung sa xuống theo.
Ngoài ra, khi có một tác động bất kỳ nào có thể khiến cho áp lực bên trong ổ bụng của chị em phụ nữ bị tăng lên, chẳng hạn như khi ho liên tục, khi đại tiện phải rặn mạnh vì bị táo bón,… cũng sẽ có thể đẩy tử cung dần xuống dưới và gây ra cục thịt lồi ra ở cửa mình khi mang thai.
Mức độ nguy hiểm của cục thịt lồi ra ở cửa mình khi mang thai
Mặc dù tình trạng này không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng của các chị em thế nhưng nếu không được can thiệp y tế kịp thời sẽ có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng không lường trước được.
-
Ảnh hưởng đến thẩm mỹ vùng kín: Khi bị lồi thịt ở vùng kín có thể làm suy giảm tính thẩm mỹ của khu vực cơ quan sinh dục. Điều này có thể làm tăng cảm giác tự ti và mặc cảm, làm mất tự tin trong các mối quan hệ gần gũi.
-
Tác động đến quan hệ vợ chồng: Sự tồn tại thịt lồi có thể ảnh hưởng đến chất lượng của quan hệ tình dục. Nó có thể gây ra khó khăn trong việc quan hệ tình dục, làm giảm ham muốn tình dục và gây ra khó khăn trong việc thể hiện sự thỏa mãn.
-
Ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt: Tình trạng sa tử cung có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, hoạt động lao động, và cuộc sống tình dục của phụ nữ. Ngoài ra, tình trạng này có thể dẫn đến viêm nhiễm âm đạo, cổ tử cung, bàng quang và ruột.
-
Gây khó khăn khi tiểu tiện: Thịt lồi ở vùng kín gây ra rối loạn tiểu tiện. Điều này có thể làm cho tiểu không hết nước tiểu hoặc gây ra tình trạng bí tiểu, gây khó khăn trong việc tiểu tiện.
-
Tác động đến thai nhi: Tình trạng bị lồi thịt ở vùng kín, nhất là trong trường hợp của các bệnh nguy hiểm, phụ nữ mang thai có thể gặp rủi ro. Có khả năng gặp phải nguy cơ động thai, lây nhiễm bệnh cho thai nhi, thai ngoài tử cung, thai non, thai tử vong hoặc sảy thai…
-
Ảnh hưởng đến việc sinh đẻ sau này: Đối với những người đã trải qua quá trình sinh con bằng phương pháp sinh thường, việc có một cục thịt cản trở ở vùng cửa mình có thể làm cho việc đưa em bé ra ngoài trở nên khó khăn. Điều này có thể gây tăng nguy cơ nhiễm trùng nếu cần phải rạch vùng này trong quá trình sinh đẻ.
-
Dễ lây nhiễm bệnh: Cục thịt lồi ở cửa mình có thể tạo điều kiện cho các bệnh xã hội này có khả năng dễ dàng xâm nhập và lan truyền nhanh chóng hơn khi xảy ra quan hệ tình dục.
Nên làm gì để không bị cục thịt lồi ra ở cửa mình khi mang thai?
Để phòng ngừa bệnh lý sa tử cung mà cụ thể là tình trạng cục thịt lồi ra ở cửa mình khi mang thai, các chị em phụ nữ cần lưu ý những điều sau:
-
Nên có kế hoạch sinh đẻ trong độ tuổi từ 22 đến 29. Vì về mặt sinh lý, đây cũng là thời kỳ sung mãn nhất của chị em vì các bộ phận trong cơ thể chưa bị thoái hóa, sau sinh rất dễ phục hồi.
-
Khi sinh nở, chị em nên để cán bộ y tế có chuyên môn thực hiện, không để cơn chuyển dạ kéo dài và chị em cũng được khâu tầng sinh môn trong trường hợp bị rách trong quá trình sinh đẻ.
-
Sau khi sinh, chị em cần được nghỉ ngơi một cách đầy đủ để cho các cơ và dây chằng vùng đáy chậu được phục hồi và co trở lại. Không lao động nặng nhọc sớm trước ba tháng.
-
Tránh những công việc lao động quá nặng nhọc một các liên tục hoặc phải luôn thay đổi tư thế để nghỉ ngơi, thư giãn khi đang làm việc ở tư thế đứng và hạn chế việc đi lại quá nhiều.
-
Ăn uống đầy đủ, sinh hoạt một cách điều độ, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để có thể tăng cường sức dẻo dai cho cơ bắp nói chung và các cơ vùng đáy chậu nói riêng. Nhưng chị em hãy nhớ luyện những bài tập nhẹ nhàng hoặc phải có sự tư vấn, hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa.
Điều trị cục thịt lồi ra ở cửa mình khi mang thai như thế nào?
Như đã biết, tình trạng cục thịt lồi ra ở cửa mình khi mang thai là một dấu hiệu cho thấy các chị em đang gặp phải vấn đề về sa tử cung. Do để, phương pháp điều trị cục thịt lồi ra ở cửa mình cũng sẽ tương tự như khi điều trị sa tử cung. Và tùy theo tình trạng sức khỏe cũng như tình trạng bệnh lý của từng đối tượng cụ thể mà các chuyên gia tại Phòng Khám Đa Khoa Nam Định sẽ đề xuất ra phương pháp điều trị tương ứng.
1. Điều trị cục thịt lồi ra ở cửa mình khi mang thai mức độ nhẹ
Đây là thời điểm mà tình trạng bệnh vẫn chưa gây ra quá nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày nên các chị em có thể thực hiện việc điều trị bằng những biện pháp sau nhằm hỗ trợ điều trị và cải thiện tình trạng sa tử cung:
- Chế độ ăn uống cân đối: Xây dựng và duy trì một chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết. Tăng cường việc tiêu thụ rau xanh và trái cây để cung cấp chất xơ giúp hạn chế nguy cơ táo bón.
-
Kiểm soát cân nặng: Giữ cân nặng ở mức hợp lý, tránh tình trạng béo phì và thừa cân, điều này có thể giảm áp lực lên cơ quan chậu.
-
Hạn chế các hoạt động tạo áp lực: Tránh thực hiện các hoạt động mang tính nặng, như nâng vác vật nặng, để giảm tải lên các cơ và dây chằng của khu vực chậu.
-
Nghỉ ngơi và thư giãn: Dành thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn, luôn duy trì một tinh thần thoải mái và suy nghĩ tích cực cho bản thân.
-
Thực hiện các bài tập tại nhà: Cùng với việc nghe theo sự hướng dẫn của bác sĩ thì người bệnh có thể thực hiện các bài tập nhằm nâng cao sức khỏe của tử cung tại nhà.
2. Điều trị cục thịt lồi ra ở cửa mình khi mang thai mức độ nặng
Trong trường hợp này, bác sĩ có thể thực hiện các phương pháp sau để điều trị tình trạng bị lồi thịt ở vùng kín:
-
Liệu pháp estrogen âm đạo: Sử dụng liệu pháp hormone estrogen âm đạo nhằm tăng cường độ dẻo dai và sức khỏe của các cơ và dây chằng trong vùng kín. Estrogen có khả năng giữ nước, làm tăng độ đàn hồi của niêm mạc âm đạo, giúp cải thiện tình trạng sa tử cung.
-
Sử dụng vòng tròn nhỏ hỗ trợ: Bác sĩ có thể đề xuất sử dụng một loại vòng tròn nhỏ đặt trong âm đạo nhằm cố định dạ con về vị trí bình thường. Việc này giúp duy trì độ căng và hỗ trợ các cơ và dây chằng trong vùng kín.
-
Phẫu thuật cắt bỏ tử cung: Trong những trường hợp nghiêm trọng, bị nhiễm trùng, viêm loét và biến chứng nguy hiểm khác, bác sĩ có thể quyết định thực hiện phẫu thuật để cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tử cung. Quyết định này thường dựa trên tình trạng cụ thể của người bệnh và độ nghiêm trọng của bệnh.
Bài viết trên đây chúng tôi để làm rõ vấn đề xuất hiện cục thịt lồi ra ở cửa mình khi mang thai. Hy vọng từ những kiến thức bổ ích này sẽ phần nào giúp chị em có thể giảm bớt phần nào lo lắng cũng như có hướng xử lý kịp thời.
Thông tin liên hệ:
Phòng Khám Đa Khoa Nam Định
- Địa chỉ: 181 Song Hào, Văn Miếu, TP. Nam Định, Nam Định
- Điện thoại: (0228) 730 6888
- Website: dakhoanamdinh.com.vn
Tìm đọc các thông tin cùng chủ đề tại: https://dakhoanamdinh.com.vn/kien-thuc/