Vì sao đau bụng dưới âm ỉ nhưng không có kinh ở nữ giới

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đinh Quang Tiến

Đau bụng dưới âm ỉ nhưng không có kinh là dấu hiệu không hiếm gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Tình trạng này có thể liên quan đến những thay đổi sinh lý như rối loạn nội tiết, dấu hiệu sắp đến kỳ kinh hoặc mang thai sớm. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, đây còn là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý phụ khoa như u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, viêm vùng chậu,... Để hiểu rõ hơn về các nguyên nhân gây ra hiện tượng này và cách nhận biết kịp thời, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây đau bụng dưới âm ỉ nhưng không có kinh

đau bụng dưới âm i nhưng không có kinh

Tình trạng đau bụng dưới âm ỉ nhưng không có kinh không phải là hiện tượng hiếm gặp, đặc biệt ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản. Đây có thể là biểu hiện sinh lý bình thường, nhưng đôi khi cũng là dấu hiệu cảnh báo bất thường liên quan đến hệ sinh sản, nội tiết tố, hoặc thậm chí là cảnh báo mang thai sớm. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất mà các bác sĩ tại Phòng Khám Nam Định đã tổng hợp:

1. Rối loạn nội tiết tố

Những thói quen sinh hoạt không lành mạnh như thường xuyên căng thẳng,có  chế độ ăn uống thiếu khoa học, ít vận động hay thức khuya kéo dài có thể làm rối loạn nội tiết tố trong cơ thể, đặc biệt là sự mất cân bằng giữa hai hormone quan trọng là estrogen và progesterone. Đây là những hormone đóng vai trò chủ đạo trong việc điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và hoạt động của buồng trứng. Khi sự cân bằng bị phá vỡ, quá trình rụng trứng sẽ bị gián đoạn, dẫn đến hiện tượng rối loạn kinh nguyệt như chậm kinh, lượng máu kinh ít hoặc thời gian hành kinh ngắn bất thường.

Nếu bạn xuất hiện cảm giác đau bụng dưới nhưng lại không thấy ra máu kinh và gần đây cũng không có quan hệ tình dục hoặc đã sử dụng biện pháp tránh thai khi quan hệ thì nhiều khả năng là do rối loạn nội tiết tố.

2. Mang thai

Khi trứng đã được thụ tinh và bắt đầu làm tổ trong tử cung, nhiều chị em sẽ cảm thấy những cơn đau âm ỉ hoặc lâm râm ở vùng bụng dưới - cảm giác rất dễ bị nhầm lẫn với đau bụng kinh. Chính vì sự tương đồng này, không ít người lầm tưởng mình sắp có kinh trong khi thực chất là đã mang thai. Cơn đau bụng thai kỳ thường xuất hiện ở vùng bụng dưới và lan ra lưng dưới, đi kèm với hàng loạt dấu hiệu đặc trưng như buồn nôn, mệt mỏi, ngực căng tức, đi tiểu nhiều lần, nhạy cảm với mùi, tâm trạng thất thường, thay đổi khẩu vị…

Ngoài ra, một số phụ nữ còn gặp hiện tượng ra máu báo thai với các đặc điểm đặc trưng như: ra máu lượng ít, có màu hồng nhạt hoặc nâu loãng, không kèm dịch nhầy, không vón cục và không có mùi hôi tanh nồng.

3. Mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung xảy ra khi phôi thai làm tổ và phát triển bên ngoài tử cung, thường là tại ống dẫn trứng. Đây là một tình trạng nguy hiểm và cần được can thiệp khẩn cấp vì có thể đe dọa tính mạng của người mẹ nếu không được xử trí kịp thời. Một trong những dấu hiệu cảnh báo mang thai ngoài tử cung là tình trạng đau bụng dưới dữ dội, kéo dài, đau âm ỉ hoặc đau nhói đột ngột, thường đau ở một bên bụng dưới và có thể lan ra lưng dưới hoặc vai.

Một số chị em cũng có thể xuất hiện các triệu chứng giống mang thai thông thường như buồn nôn, căng tức ngực, chậm kinh,......

4. Tắc kinh

Trường hợp bạn cảm thấy đau bụng như khi hành kinh nhưng lại không ra máu hoặc chỉ ra rất ít dưới dạng nhỏ giọt thì tắc kinh có thể là nguyên nhân mà bạn cần nghĩ đến. Biểu hiện điển hình khi bị tắc kinh đó là chậm kinh nhiều ngày hoặc mất kinh trong vài tháng liên tiếp, dù trước đó chu kỳ kinh nguyệt vẫn đều đặn. Nguyên nhân thường gặp nhất của tình trạng này là do rối loạn nội tiết tố khiến quá trình phát triển trứng bị rối loạn, dẫn đến trứng không thể rụng như bình thường.

Bên cạnh đó, tắc kinh cũng có thể bắt nguồn từ các bệnh lý như hội chứng buồng trứng đa nang, các bệnh tuyến giáp, viêm tắc ống dẫn trứng, u xơ tử cung...

5. Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung xảy ra khi các mô vốn nằm trong lòng tử cung lại phát triển ra ngoài tử cung, có thể gây tổn thương vòi trứng, ống dẫn trứng, buồng trứng, ruột hoặc các mô trong sàn chậu. Những mô này cũng bị bong tróc và chảy máu trong chu kỳ kinh nguyệt, tuy nhiên máu không thể thoát ra ngoài, dẫn đến tình trạng ứ đọng, từ đó khiến người bệnh cảm thấy đau bụng dưới âm ỉ hoặc dữ dội dù không có kinh nguyệt. Và các cơn đau bụng dưới này có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong tháng.

Hơn nữa, khi bị lạc nội mạc tử cung, bạn sẽ thấy một số dấu hiệu đi kèm đáng lưu ý khác bao gồm: đau vùng thắt lưng, đau khi quan hệ tình dục, thậm chí đau khi đại tiện hoặc tiểu tiện nếu các mô nội mạc tử cung xuất hiện ở ruột hoặc bàng quang...

6. Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

đau bụng dưới âm i nhưng không có kinh

Tình trạng tới tháng bị đau bụng dưới nhưng không có kinh có thể là dấu hiệu điển hình của hội chứng buồng trứng đa nang

Tình trạng tới tháng bị đau bụng dưới nhưng không thấy kinh nguyệt có thể là dấu hiệu điển hình của hội chứng buồng trứng đa nang - một rối loạn nội tiết phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Bệnh xuất phát từ sự dư thừa hormone androgen, gây ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của buồng trứng, từ đó cản trở quá trình rụng trứng và làm gián đoạn chu kỳ kinh nguyệt. Người mắc hội chứng này thường xuất hiện các cơn đau bụng dưới âm ỉ kéo dài nhưng lại không ra máu kinh.

Chị em cũng có thể nhận thấy các triệu chứng khác như rậm lông, nổi mụn, tăng cân không kiểm soát, tóc rụng nhiều, hoặc phát hiện nhiều nang nhỏ trong buồng trứng khi siêu âm...

7. U nang buồng trứng

U nang buồng trứng là những túi chứa dịch hoặc chất rắn giống như bã đậu, hình thành bên trong hoặc trên bề mặt buồng trứng. Đây là một trong những bệnh lý phụ khoa phổ biến, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình rụng trứng và gây ra tình trạng đau bụng kinh âm ỉ nhưng không có kinh. Khi đau bụng dưới do u nang buồng trứng, các cơn đau thường khởi phát đột ngột, đau dữ dội ở phần bụng dưới rốn, đôi khi lan xuống đùi hoặc ra sau lưng dưới.

Người bệnh mắc bệnh lý trên sẽ có thể gặp thêm các biểu hiện khác như đau khi quan hệ tình dục, cảm giác tức vùng bụng dưới, đi tiểu thường xuyên, khó tiểu, tăng cân không rõ lý do,....

8. Các bệnh lý tuyến giáp

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết nhỏ nằm ở phía trước cổ, có hình dạng giống cánh bướm, đảm nhận vai trò sản xuất hormone điều hòa hoạt động của cơ thể, bao gồm cả chu kỳ kinh nguyệt và quá trình rụng trứng. Khi tuyến giáp bị rối loạn, dù là tình trạng cường giáp (hormone tuyến giáp tiết quá mức) hay suy giáp (hormone tuyến giáp tiết quá ít) đều có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến nội tiết tố sinh dục nữ, dẫn đến tình trạng kinh nguyệt không đều, chậm kinh hoặc vô kinh. Do đó, nhiều phụ nữ bị mắc các bệnh lý ở tuyến giáp có thể cảm thấy đau bụng dưới như sắp đến kỳ kinh nhưng lại không thấy hành kinh.

Bên cạnh rối loạn kinh nguyệt, những dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý tuyến giáp có thể kể đến như: tóc rụng nhiều, sự thay đổi bất thường về cân nặng (tăng hoặc giảm nhanh), tim đập nhanh,.....

Qua bài viết này, chúng tôi tin rằng các bạn đã có lời giải cho câu hỏi đau bụng dưới âm ỉ nhưng không có kinh là do đâu? Nếu còn có bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại liên hệ với Phòng Khám Đa Khoa Nam Định để được tư vấn.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 181 Song Hào, Văn Miếu, TP. Nam Định, Nam Định
  • Website: www.dakhoanamdinh.com.vn/
  • Điện thoại: (0228) 730 6888
  • Thời gian làm việc: 08:00-20:00 (tất cả các ngày trong tuần, bao gồm Lễ Tết - Không nghỉ trưa)