Thực hư giang mai giai đoạn 2 có chữa được không?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đinh Quang Tiến

Giang mai giai đoạn 2, mặc dù đã chuyển sang một mức độ nghiêm trọng hơn so với giai đoạn đầu, nhưng vẫn có thể điều trị hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Giai đoạn này thường kéo dài từ vài tuần đến vài tháng và đi kèm với các triệu chứng như phát ban, nốt ban đỏ không ngứa và các vấn đề về sức khỏe như sốt, mệt mỏi, sưng hạch bạch huyết, sụt cân,…..Tuy nhiên, điều đáng chú ý là những biểu hiện này thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác, khiến cho nhiều người bệnh không kịp thời nhận ra. Vậy giang mai giai đoạn 2 có chữa được không?

Hãy cùng nhau tìm câu trả lời cũng như tìm hiểu kỹ hơn về bệnh giang mai ở giai đoạn này.

Bác sĩ giải đáp giang mai giai đoạn 2 có chữa được không?

giang mai giai đoạn 2 có chữa được không

Giang mai phát triển đến giai đoạn 2 sẽ chữa khó hơn gđ1

Bệnh giang mai giai đoạn 2 thường xảy ra từ tuần thứ 6 đến tháng thứ 6 sau khi tiếp xúc với nguồn lây. Trả lời thắc mắc: giang mai giai đoạn 2 có chữa được không thì theo các chuyên gia bệnh xã hội thì đây vẫn được xem là giai đoạn sớm và có khả năng điều trị dứt điểm.

1. Dấu hiệu đặc trưng của giang mai giai đoạn hai

Ở giai đoạn này, người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng đặc trưng như:

  • Phát ban trên da: Các vết ban đỏ hoặc hồng, thường có hình tròn lõm hoặc kèm theo mụn nước chứa mủ, xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể.
  • Tổn thương dạng mảng hoặc màng nhầy: Các mảng màu hồng, trắng, xám hoặc màng nhầy có thể xuất hiện ở nhiều nơi trên da.

Sưng hạch bạch huyết: Hạch sưng to, có thể gây cảm giác đau hoặc không đau, chúng thường xuất hiện ở vùng cổ, nách, hoặc khuỷu tay.
Ngoài ra, người bệnh có thể gặp các triệu chứng toàn thân như mệt mỏi, sốt nhẹ, chán ăn, sụt cân nhanh chóng, đau họng, đau đầu, đau cơ, đau khớp, hoặc rụng tóc thành từng mảng. Những triệu chứng này có thể tự thuyên giảm nhưng thường lặp lại nhiều lần trong vòng một năm, khiến bệnh nhân dễ nhầm lẫn với các bệnh khác và chậm trễ trong việc điều trị.

Đừng bỏ qua thông tin

giang mai giai đoạn 1 có chữa được không

giang mai giai đoạn 3 có chữa được không

2. Phương pháp điều trị giang mai giai đoạn 2

Phát hiện và điều trị sớm bệnh giang mai ở giai đoạn hai là yếu tố quyết định đến khả năng khỏi bệnh. Trong giai đoạn này, các bác sĩ chuyên khoa thường chỉ định tiêm kháng sinh để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn xoắn khuẩn. Kháng sinh Penicillin G benzathine là sự lựa chọn hàng đầu trong những trường hợp này.

  • Nếu bệnh được phát hiện sớm, có thể chỉ cần một liều tiêm duy nhất để tiêu diệt xoắn khuẩn giang mai.
  • Với trường hợp bệnh đã tiến triển hoặc kéo dài, cần tăng liều hoặc thực hiện liệu trình kéo dài hơn để đảm bảo hiệu quả điều trị.

Mặc dù thuốc kháng sinh có khả năng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, nó không thể phục hồi các tổn thương vĩnh viễn mà bệnh đã gây ra ở các cơ quan quan trọng như não, mắt, tim, xương. Do đó, việc điều trị sớm không chỉ giúp loại bỏ bệnh mà còn bảo vệ người bệnh khỏi các biến chứng nghiêm trọng sau này.

3. Các lưu ý quan trọng trong quá trình điều trị điều trị giang mai giai đoạn 2

giang mai giai đoạn 2 có chữa được không

 Người bệnh giang mai nên tránh quan hệ tình dục (kể cả việc quan hệ bằng miệng) cho đến khi các vết loét lành hoàn toàn

Ngay cả khi điều trị thành công, giang mai vẫn có nguy cơ tái phát nếu người bệnh tiếp xúc lại với nguồn lây. Vì vậy, để đạt hiệu quả tối ưu, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Tuân thủ phác đồ điều trị: Người bệnh phải hoàn tất liệu trình kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý ngừng điều trị dù triệu chứng đã cải thiện.
  • Kiêng quan hệ tình dục: Người bệnh giang mai nên tránh quan hệ tình dục (kể cả việc quan hệ bằng miệng) cho đến khi các vết loét lành hoàn toàn và đã kết thúc liệu trình điều trị bằng kháng sinh.
  • Thông báo cho bạn tình: Điều này giúp bạn tình kiểm tra, điều trị kịp thời, ngăn ngừa lây nhiễm chéo và các biến chứng tiềm ẩn.

Cùng tìm hiểu về các giai đoạn của giang mai

4. Hậu quả khi không được điều trị kịp thời bệnh giang mai giai đoạn 2

Nếu không được can thiệp, giang mai giai đoạn hai có thể tiến triển đến giai đoạn ba hoặc tiềm ẩn, gây tổn thương nghiêm trọng đến các cơ quan quan trọng như xương, khớp, gan, mắt, tim, não,…Hậu quả có thể bao gồm tê liệt, mù lòa, mất trí nhớ hoặc thậm chí tử vong. Ngoài ra, các vết loét giang mai làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.

Tìm đọc các thông tin cùng chủ đề tại: https://dakhoanamdinh.com.vn/giang-mai/

Lời khuyên chuyên gia

Phòng ngừa và điều trị sớm luôn là chìa khóa để đối mặt với bất kỳ bệnh lý nào, và giang mai không phải ngoại lệ. Do đó, những người có nguy cơ cao mắc bệnh cần thực hiện tầm soát định kỳ, quan hệ tình dục an toàn và chủ động thăm khám khi có những dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh để bảo vệ sức khỏe cá nhân cũng như cộng đồng.

Qua bài viết trên, chúng tôi hy vọng bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi giang mai giai đoạn 2 có chữa được không. Nếu cần thêm thông tin, hãy liên hệ ngay với Phòng Khám Nam Định để được các chuyên gia tư vấn chi tiết.

Thông tin liên hệ:

Phòng Khám Đa Khoa Nam Định