Sự thật đằng sau bệnh sùi mào gà có lây không?
Sùi mào gà có lây không? đang là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm nhất là những bệnh nhân đang mắc căn bệnh xã hội này. Hãy cùng các chuyên gia của Phòng khám Đa Khoa Nam Định đi tìm lời giải đáp trong bài viết ngay sau đây nhé!
Góc giải đáp: Sùi mào gà có lây không?
Rất nhiều người bệnh thắc mắc liệu sùi mào gà có lây không?
Sùi mào gà có lây không? Câu trả lời là Có!
Theo các bác sĩ chuyên khoa thì sùi mào gà không chỉ là một trong những căn bệnh xã hội phức tạp mà còn là một vấn đề đáng lo ngại với tốc độ lây lan nhanh trong cộng đồng. Căn bệnh này lây truyền chủ yến qua những con đường sau đây:
1. Quan hệ tình dục không an toàn
Quan hệ tình dục không an toàn có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi rút HPV gây bệnh sùi mào gà lây lan nhanh chóng. Đa số người mắc bệnh này thường lây nhiễm từ đối tác tình dục. Những người có lối sống tình dục phức tạp, thường xuyên quan hệ với nhiều người sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm vi rút HPV gây bệnh sùi mào gà cao hơn người bình thường.
Góc chia sẻ: nếu như bạn có quan hệ tình dục không an toàn và lo lắng sợ bị mắc HPV. Ngay bây giờ hãy liên hệ với bác sĩ để lắng nghe tư vấn sùi mào gà online. Việc làm này sẽ giúp mọi người có thể phát hiện sớm tình trạng sức khỏe của bản thân cũng như đưa ra quyết định điều trị sớm hơn.
2. Lây khi tiếp xúc với vết thương hở của người bệnh
Nếu bạn có một vết thương hở trên da và tiếp xúc với dịch tiết chứa virus HPV trên cơ thể người bệnh thì nguy cơ bị lây nhiễm sùi mào gà là rất cao. Virus HPV, đặc biệt là các type 14, 16 và 18, có khả năng tồn tại đến 7 ngày trong môi trường bên ngoài cơ thể. Do đó, khi niêm mạc da bị tổn thương, đây chính là cơ hội để virus sùi mào gà xâm nhập và gây bệnh. Vì vậy, mọi người cần nâng cao cảnh giác và không nên chủ quan đối với nguy cơ lây nhiễm.
3. Sử dụng chung vật dụng cá nhân với người bệnh
Bệnh sùi mào gà có thể lây nhiễm thông qua việc sử dụng chung các vật dụng cá nhân như khăn tắm, đồ lót, bàn chải đánh răng,....với người bệnh. Đây là một cảnh báo quan trọng về việc giữ gìn đồ dùng cá nhân của bản thân và tránh sử dụng chung đồ dùng với người khác. Mặc dù tỷ lệ lây nhiễm bệnh sùi mào gà qua đồ dùng chung không cao, nhưng nguy cơ đó vẫn tồn tại. Do đó, việc thận trọng và cảnh giác không bao giờ là thừa.
4. Lây từ mẹ sang con
Sùi mào gà không chỉ lây nhiễm qua các con đường tiếp xúc trực tiếp mà còn có thể được truyền từ mẹ sang con trong thai kỳ. Nếu mẹ bầu mắc phải bệnh sùi mào gà mà không được điều trị đúng cách, có thể lây nhiễm virus HPV cho em bé khi chào đời. Trẻ sơ sinh có thể mắc sùi mào gà ở mắt, miệng, cổ họng,.....gây ra những vấn đề sức khỏe nguy hiểm.
Đinh chính cho câu hỏi bị sùi mào gà có hết không? Theo đó, bệnh sẽ tái phát liên tục nếu không được điều trị một cách triệt để.
Các biện pháp cần thực hiện khi phát hiện bị lây bệnh sùi mào gà
Nếu phát hiện bản thân bị lây sùi gà thì nên làm gì? Sau đây là một số điều mà bạn cần làm nếu nhận thấy những triệu chứng của bệnh sùi mào gà hoặc nghi ngờ mắc bệnh:
1. Thăm khám với bác sĩ chuyên khoa
Cần đến gặp bác sĩ ngay để được hỗ trợ
Ngay khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ liên quan đến sùi mào gà, việc đầu tiên cần làm là đến gặp bác sĩ tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Tại đây, bạn sẽ được thăm khám cẩn thận và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để có chẩn đoán chính xác. Việc phát hiện và chẩn đoán sớm không chỉ giúp đưa ra phương pháp điều trị phù hợp mà còn ngăn ngừa biến chứng.
Theo đó, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ về chi phí điều trị cũng như mức giá đốt sùi mào gà bằng ala - pdt bao nhiêu tiền
2.Tránh tự ý điều trị tại nhà mà không có chỉ dẫn của bác sĩ
Dù có thể cảm thấy lo lắng nhưng lúc này bạn tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc hoặc sử dụng các phương pháp điều trị không được kiểm chứng để tự chữa trị bệnh sùi mào gà tại nhà. Việc này không chỉ có nguy cơ làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn mà còn gây ra những biến chứng không mong muốn, làm tăng nguy cơ lây nhiễm cho người khác.
3. Chủ động thông báo cho bạn tình để thăm khám
Khi có triệu chứng của bệnh sùi mào gà, một trong những điều quan trọng mà bạn phải làm lúc này là thông báo ngay cho bạn tình. Việc này giúp họ nhận thức được nguy cơ lây nhiễm và cùng nhau thăm khám và điều trị nếu cần thiết, từ đó giảm thiểu nguy cơ lây lan của virus HPV trong cộng đồng cũng như tránh tình trạng bản thân bị lây nhiễm chéo từ bạn tình sau khi đã điều trị khỏi.
4. Kiêng quan hệ tình dục
Trong thời gian điều trị sùi mào gà, người bệnh nên tuyệt đối tránh việc quan hệ tình dục bằng bất kể hình thức nào. Điều này không chỉ giúp ngăn ngừa lây nhiễm cho người khác mà còn tránh làm tình trạng bệnh diễn biến xấu hơn. Khi đã hoàn tất quá trình điều trị, cần thảo luận với bác sĩ về thời điểm an toàn để quan hệ tình dục trở lại, đồng thời duy trì các biện pháp phòng ngừa như sử dụng bao cao su để bảo vệ sức khỏe của cả hai bên.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi liên quan đến vấn đề "sùi mào gà có lây không?". Hy vọng những thông tin trên sẽ phần nào giúp người bệnh có thể nắm bắt tình trạng bệnh lý cũng như phát hiện bệnh sớm để đưa ra phương án điều trị hiệu quả. Nếu có thắc mắc gì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn.
Thông tin liên hệ:
Phòng Khám Đa Khoa Nam Định
- Địa chỉ: 181 Song Hào, Văn Miếu, TP. Nam Định, Nam Định
- Website: dakhoanamdinh.com.vn
- Điện thoại: (0228) 730 6888