Khám phụ khoa làm những xét nghiệm gì? 7 loại hình cần thiết

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đinh Quang Tiến

Khám phụ khoa làm những xét nghiệm gì? Trong quá trình thăm khám phụ khoa, các bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định một số xét nghiệm quan trọng nhằm kiểm tra và đánh giá sức khỏe sinh sản và phát hiện sớm các bệnh lý phụ khoa và một số bệnh liên quan.

Giải đáp khám phụ khoa làm những xét nghiệm gì?

khám phụ khoa làm những xét nghiệm gì

Khám phụ khoa làm những xét nghiệm gì là điều nhiều chị em quan tâm

Dưới đây là các xét nghiệm phổ biến trong quá trình khám phụ khoa:

1. Xét nghiệm Pap smear

Xét nghiệm Pap smear là loại xét nghiệm quan trọng giúp phát hiện sớm bệnh phụ khoa và những thay đổi bất thường ở các tế bào cổ tử cung, từ đó tầm soát ung thư cổ tử cung. Pap smear có thể phát hiện các tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung ở giai đoạn sớm nhất, giúp tăng cơ hội điều trị thành công.

2. Xét nghiệm HPV (Human Papillomavirus)

Xét nghiệm HPV được thực hiện để kiểm tra sự hiện diện của virus HPV (Human Papillomavirus) , một trong những nguyên nhân chính gây bệnh sùi mào gà và ung thư cổ tử cung. Xét nghiệm HPV thường được kết hợp với Pap smear để tăng khả năng phát hiện những biến đổi bất thường ở cổ tử cung.

3. Xét nghiệm soi tươi dịch âm đạo

Xét nghiệm soi tươi dịch âm đạo giúp phát hiện các bệnh viêm nhiễm vùng âm đạo và những nguyên nhân gây ra tình trạng huyết trắng bất thường. Bác sĩ sẽ lấy một mẫu dịch từ âm đạo để xác định nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

4. Xét nghiệm bệnh lây qua đường tình dục (STDs)

Ngoài xét nghiệm HPV giúp chẩn đoán bệnh sùi mào gà, bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm đặc thù để phát hiện các bệnh lây qua đường tình dục khác như HIV, giang mai, herpes sinh dục,….. Những xét nghiệm này giúp bảo vệ sức khỏe sinh sản và tránh những biến chứng nguy hiểm.

5. Xét nghiệm nội tiết tố

Xét nghiệm nội tiết tố được thực hiện để đánh giá tình trạng hormone trong cơ thể, từ đó xác định những rối loạn liên quan đến kinh nguyệt, chức năng buồng trứng hoặc các vấn đề về sinh sản. Các chỉ số như estrogen, progesterone, LH, FSH, prolactin,…sẽ được theo dõi để đánh giá khả năng sinh sản và chức năng sinh lý của phụ nữ.

6. Xét nghiệm CA-125

Đây là xét nghiệm máu nhằm phát hiện chỉ số CA-125, một loại protein có thể gia tăng khi có sự hiện diện của ung thư buồng trứng hoặc một số loại bệnh khác như lạc nội mạc tử cung, ung thư đại trực tràng, ung thư phổi, ung thư vú,….Tuy nhiên, xét nghiệm này thường được chỉ định khi có nghi ngờ về ung thư buồng trứng, giúp theo dõi và đánh giá tình trạng sức khỏe của người bệnh.

7. Xét nghiệm nước tiểu 

Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc các bất thường khác liên quan đến hệ tiết niệu.

Những lưu ý quan trọng trước khi khám phụ khoa

khám phụ khoa làm những xét nghiệm gì

Cần lưu ý những gì trước khi khám phụ khoa

Để quá trình thăm khám phụ khoa diễn ra nhanh chóng, hiệu quả và tránh những cảm giác khó chịu, nữ giới cần chú ý một số điểm sau:

1. Mặc trang phục thoải mái

Chị em nên chọn trang phục rộng rãi, thoáng mát và đơn giản, tránh mặc quần áo hoặc giày dép cầu kỳ để quá trình thăm khám diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn.

2. Giữ tinh thần thoải mái

Trạng thái tâm lý thoải mái sẽ giúp cơ thể thả lỏng, giảm cảm giác lo lắng và căng thẳng, từ đó hỗ trợ bác sĩ dễ dàng thực hiện các thao tác thăm khám mà không gây đau đớn.

3. Tránh quan hệ tình dục trước khi khám

Trong vòng 2 ngày trước buổi khám, chị em nên kiêng quan hệ tình dục để tránh ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm phụ khoa hoặc kiểm tra, đặc biệt là khi cần phân tích các mẫu bệnh phẩm.

4. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ

Vệ sinh kỹ lưỡng vùng kín trước khi đi khám, tuy nhiên, chỉ nên sử dụng dung dịch vệ sinh có độ pH nhẹ nhàng và tránh thụt rửa sâu. Việc này không chỉ giúp duy trì môi trường cân bằng trong âm đạo mà còn ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm và sự xâm nhập của vi khuẩn có hại.

Tìm đọc các thông tin cùng chủ đề tại: https://dakhoanamdinh.com.vn/phu-khoa/

5. Hạn chế chất kích thích và thực phẩm không lành mạnh

Trước buổi khám, không nên sử dụng rượu bia, thuốc lá, cà phê hoặc ăn các món nhiều dầu mỡ, đường….Những thực phẩm này có thể làm tăng dịch tiết âm đạo, ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Trong bài viết trên đây chúng tôi vừa chia sẻ đến các bạn những thông tin liên quan đến "Khám phụ khoa làm những xét nghiệm gì". Hy vọng những thông tin mà các bác sĩ Đa Khoa Nam Định vừa cung cấp ở trên sẽ phần nào giúp chị em có thể yên tâm hơn khi chuẩn bị đi thăm khám phụ khoa. Nếu có thắc mắc gì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn.

Thông tin liên hệ:

Phòng Khám Đa Khoa Nam Định

Phòng khám đa khoa Nam Định