Ra máu màu nâu sau kỳ kinh nguyệt 10 ngày có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia, việc ra máu màu nâu sau kỳ kinh nguyệt 10 ngày thường do nhiều nguyên nhân như máu kinh cũ vẫn còn, dấu hiệu mang thai hoặc mắc bệnh phụ khoa... Do đó, việc tìm rõ nguyên nhân để cải thiện tình trạng này đang được nhiều chị em quan tâm.
Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp rõ hơn về hiện tượng này. Hãy cùng tìm đọc nhé!
Nguyên nhân ra máu màu nâu sau kỳ kinh nguyệt 10 ngày do đâu?
1. Máu kinh cũ vẫn còn
Sau khi kết thúc kỳ kinh, có thể vẫn còn một lượng nhỏ máu sót lại trong tử cung. Vì số lượng máu còn sót lại quá ít nên sẽ chảy ra ngoài cơ thể với tốc độ chậm hơn.
Khi máu tiếp xúc với không khí sẽ đổi màu sẫm hơn hoặc chuyển sang màu nâu. Lượng máu nâu có thể khô đặc hơn và dễ vón cục so với máu trong kỳ kinh nguyệt.
Lượng máu trong kỳ kinh nguyệt chảy mạnh hơn, màu đỏ tươi hay đỏ sẫm. Máu chuyển thành màu nâu vì càng về cuối kỳ thì màu sắc của máu kinh trở nên tối hơn do máu bị oxy hóa.
Thời gian ra máu nâu sau khi hết kỳ kinh kéo dài trong 1 - 2 ngày nhưng có trường hợp kéo dài lên đến 1 - 2 tuần. Nguyên nhân do khả năng co thắt tử cung và tốc độ thoát máu ra khỏi cơ thể của mỗi người khác nhau.
2. Dấu hiệu mang thai
Tình trạng âm đạo tiết ra máu nâu có thể báo hiệu bạn đang mang thai. Hiện tượng này do phôi thai bám vào tử cung làm bong tróc niêm mạc, thường xuất hiện sau 1 vài ngày thụ thai và kéo dài trong 3 - 4 ngày. Nếu bạn hết kinh 10 ngày lại ra máu nâu thì khả năng mang thai là rất cao.
Nhiều chị em quan tâm đến vấn đề khám kinh nguyệt ở khoa nào
3. Bệnh phụ khoa
Những bất thường trong kỳ kinh như ra máu nâu sau khi hết kinh cũng sẽ có thể xảy ra. Chứng rối loạn kinh nguyệt có thể do các bệnh phụ khoa gây ra như viêm cổ tử cung, viêm vòi trứng, u nang tử cung, polyp tử cung...
Ngoài ra máu nâu, các bệnh này gây các triệu chứng khác như khí hư bất thường, ngứa rát âm hộ, mụn nước âm đạo, mụn sùi...
4. Tiền mãn kinh
Giai đoạn tiền mãn kinh làm nồng độ estrogen tăng rồi giảm, gây ra những bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt.
Tùy mỗi người mà giai đoạn tiền mãn kinh có thể dài ngắn khác nhau. Những thay đổi này có thể là nguyên nhân ra dịch màu nâu sau hết kinh.
5. Que cấy tránh thai
Que cấy tránh thai là một dụng cụ tránh thai nội tiết, được cấy vào dưới da bắp tay, sẽ giải phóng hormone Progestin đi vào cơ thể có tác dụng ngăn ngừa thụ thai theo hai cách.
Cách thứ nhất, Progestin làm lớp dịch cổ tử cung dày lên, ngăn tinh trùng đến vòi trứng. Cách thứ hai, hormone này ngăn trứng không ra khỏi buồng trứng để tránh việc thụ tinh.
Khi cấy que tránh thai vào cơ thể có thể gặp tác dụng phụ thường gặp như kinh nguyệt không đều, hiện tượng hết kinh 7 đến 10 ngày lại ra máu nâu hay chảy máu âm đạo bất thường.
Khí hư là gì?
Khí hư của phụ nữ xuất hiện từ tuổi dậy thì và sau đó giảm dần khi chị em bước sang tuổi mãn kinh. Khí hư là chất nhầy có màu trắng trong như lòng trắng trứng gà, không mùi hoặc tanh nhẹ.
Lượng khí hư ở mỗi độ tuổi sẽ khác nhau và thường ở giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh thì sẽ ít khí hư hơn vì sự suy giảm nồng độ estrogen. Trong thời điểm mang thai, rụng trứng hoặc khi quan hệ tình dục thì khí hư sẽ tiết ra nhiều hơn.
Khí hư có tác dụng như một chất bôi trơn, hạn chế sự phát triển của những tác nhân gây bệnh cho âm đạo và khí hư cũng giúp cho quá trình tinh trùng gặp trứng sẽ thuận lợi hơn.
Khí hư có sự thay đổi bất thường và là dấu hiệu của một số loại bệnh được gọi là khí hư bệnh lý. Có thể phân loại như sau:
- Khí hư màu vàng: Nếu khí hư của bạn có màu vàng loãng, đôi khi như váng sữa có thể do bạn đang gặp phải một số vấn đề về rối loạn tâm lý hoặc rối loạn thần kinh thực vật.
- Khí hư màu trắng đục: Tình trạng khí hư có màu trắng đục, có bọt, lượng khí hư nhiều, có kèm theo mùi hôi, khó chịu thì rất có thể do virus, vi khuẩn, kí sinh trùng gây ra.
Theo các chuyên gia tại Phòng Khám Đa Khoa Nam Định, nếu có những biểu hiện bất thường về tình trạng tiết dịch âm đạo, cách tốt nhất là bạn nên đi khám đề được các bác sĩ chuyên khoa nhận định tình trạng bệnh và từ đó, đưa ra những phương pháp điều trị kịp thời.
Những bệnh lý phụ khoa không chỉ khiến bệnh nhân khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, tự tin mà còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là nguy cơ vô sinh.
Ra máu nâu khi nào nguy hiểm?
Hết kinh 10 ngày lại ra máu màu nâu không phải là tình trạng đáng lo ngại. Nhưng nếu tình trạng này kèm theo các triệu chứng khác thì có thể là dấu hiệu của bệnh lý.
1. Ra máu nâu kèm đau bụng
Sau khi hết kinh, bạn ra dịch màu nâu kèm đau bụng thì có thể bạn mang thai sớm hoặc mắc hội chứng buồng trứng đa nang.
Sảy thai sớm cũng gây ra những triệu chứng này nên đôi khi bị nhầm với kỳ kinh hàng tháng. Máu chảy ra khi sảy thai sẽ có màu đỏ nhưng đôi khi cũng có màu nâu như cà phê.
2. Ra máu nâu kèm mùi
Máu kinh nguyệt sẽ có mùi hơi tanh đặc trưng nhưng máu màu nâu có mùi rất khó chịu thì có thể bạn đã mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
Ngoài ra, ra máu nâu sau khi hết kinh 10 ngày hoặc hết kinh 2 tuần kèm các triệu chứng khác như đau, nóng rát, ngứa, có mùi hôi sẽ là những dấu hiệu bất thường.
Ngoài ra những bất thường trong chu kỳ kinh như mất kinh, kinh nguyệt ra nhiều, rối loạn kinh nguyệt cũng là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đang có vấn đề.
Cách khắc phục hết kinh ra dịch màu nâu
Để khắc phục tình trạng này, bạn cần có những biện pháp phòng tránh và chữa trị kịp thời. Sau đây là một số gợi ý bạn có thể tham khảo:
Bạn cần gặp bác sĩ chuyên khoa sản để được tham khám, tư vấn và điều trị kịp thời. Khi khám, bạn cần liệt kê chi tiết những triệu chứng gặp phải để bác sĩ có thể chẩn đoán nguyên nhân chính xác.
Bác sĩ sẽ thực hiện một vài bài chuyển động kiểm tra thể chất và một số xét nghiệm như xét nghiệm máu, chẩn đoán một số bệnh lây qua đường tình dục, thử thai...
*Lưu ý: Bạn nên theo dõi và lưu lại những thông tin về chu kỳ kinh nguyệt như vòng kinh, ngày có kinh, hết kinh, lượng máu mỗi lần ra kinh. Bên cạnh đó, bạn cần xây dựng thói quen sinh hoạt, ăn uống lành mạnh, không sử dụng rượu bia, tránh thức ăn có nhiều dầu mỡ, đồ ăn đóng hộp.
Dành cho những ai quan tâm làm sao để ngưng kinh nguyệt khi đang có
Cách ngăn ngừa hết kỳ kinh vẫn ra máu nâu
Bạn có thể tham khảo những lưu ý sau đây giúp bạn phòng tránh chứng rối loạn kinh nguyệt nhằm hạn chế tình trạng sau ra máu nâu khi hết kinh:
- Không dùng thuốc tránh thai khẩn cấp quá nhiều.
- Trong kỳ kinh nguyệt không nên quan hệ tình dục vì khi tử cung đang mở, ký sinh trùng dễ tấn công vùng kín. Lúc này, bạn nên vệ sinh sạch sẽ tránh dẫn đến nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa.
- Nên giữ tâm trạng luôn thoải mái vì khi bị stress cơ thể sẽ ức chế điều tiết hormone nội tiết tố nữ, dẫn đến rối loạn kinh nguyệt, gây nên tình trạng hết kỳ kinh nhưng vẫn ra máu nâu. Bạn cần sắp xếp thời gian nghỉ ngơi và làm việc hợp lý để giảm áp lực và mệt mỏi.
- Vận động thường xuyên, tập thể thao, uống nhiều nước giúp tăng cường sức khỏe, giúp cân bằng nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ.
Trên đây là những giải đáp xung quanh vấn đề ra máu màu nâu sau kỳ kinh nguyệt 10 ngày. Hy vọng từ kiến thức mà chúng tôi đã tổng hợp được sẽ giúp chị em có hướng xử lý hiệu quả hơn. Nếu có thắc mắc gì hãy liên hệ với chúng tôi qua thông tin bên dưới để được tư vấn chi tiết hơn.
Thông tin liên hệ:
Phòng Khám Đa Khoa Nam Định
- Địa chỉ: 181 Song Hào, Văn Miếu, TP. Nam Định, Nam Định
- Điện thoại: (0228) 730 6888
- Website: dakhoanamdinh.com.vn