Tác dụng phụ sau khi tiêm HPV là gì? Cách xử lý nhanh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đinh Quang Tiến

Tiêm vắc xin HPV là biện pháp phòng ngừa hiệu quả virus gây ung thư cổ tử cung và một số bệnh lây truyền qua đường tình dục. Tuy nhiên, không ít người thắc mắc tác dụng phụ sau khi tiêm HPV là gì, có nguy hiểm không và cần lưu ý gì sau tiêm. Trên thực tế, đa số phản ứng sau tiêm đều nhẹ và tự khỏi, nhưng bạn vẫn nên biết cách theo dõi cơ thể và xử lý đúng cách nếu có biểu hiện bất thường.

Tác dụng phụ sau khi tiêm HPV: Những điều bạn cần biết

Tác dụng phụ sau khi tiêm HPV

Tương tự như nhiều loại vắc xin khác, vắc xin HPV cũng có thể gây ra một số phản ứng phụ sau tiêm, tuy nhiên hầu hết đều ở mức độ nhẹ và có xu hướng tự thuyên giảm sau một thời gian ngắn. Các phản ứng thường gặp sau khi tiêm ngừa HPV bao gồm:

  • Đau, sưng hoặc đỏ tại vị trí tiêm: Đây là phản ứng phổ biến nhất do cơ thể đáp ứng miễn dịch tại chỗ. Tình trạng này thường không nghiêm trọng và sẽ biến mất sau vài ngày mà không cần điều trị.
  • Sốt nhẹ: Sau khi tiêm ngừa HPV, một số người có thể bị sốt nhẹ như một phản ứng sinh lý bình thường của hệ miễn dịch khi tiếp nhận vắc xin.
  • Đau đầu: Cảm giác đau đầu sau khi tiêm HPV cũng là phản ứng thường thấy, triệu chứng này thường nhẹ và thoáng qua, không gây ảnh hưởng đáng kể đến sinh hoạt.
  • Cơ thể mệt mỏi: Nhiều người có thể cảm thấy uể oải, mệt mỏi hoặc thiếu năng lượng sau khi tiêm, đặc biệt là trong ngày đầu tiên, nhưng tình trạng này sẽ cải thiện nhanh chóng nếu được nghỉ ngơi hợp lý.
  • Đau cơ hoặc đau khớp: Cảm giác đau nhức ở cơ hoặc khớp cũng có thể xảy ra sau khi bạn tiêm vắc xin ngừa HPV.

Bên cạnh các phản ứng phổ biến kể trên, một số người có thể gặp những tác dụng phụ ít gặp hơn, chẳng hạn như:

  • Chóng mặt hoặc ngất: Mặc dù hiếm gặp nhưng một số người cũng có thể cảm thấy choáng váng hoặc bị ngất sau khi tiêm ngừa HPV.
  • Buồn nôn: Một số trường hợp còn cảm thấy buồn nôn nhưng triệu chứng này thường không kéo dài và sẽ nhanh chóng biến mất.
  • Dị ứng nhẹ: Phát ban ngoài da hoặc ngứa có thể xuất hiện sau tiêm, nhưng thường không đáng lo ngại nếu được theo dõi kỹ lưỡng.
  • Sốc phản vệ: Cuối cùng, một phản ứng hiếm gặp nhưng cần đặc biệt cảnh giác đó là sốc phản vệ. Đây là tình trạng dị ứng nghiêm trọng, có thể khởi phát nhanh chóng với các biểu hiện như khó thở, sưng mặt và cổ, tụt huyết áp hoặc tim đập nhanh…..Trong trường hợp này, cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế ngay lập tức để được xử lý kịp thời, tránh nguy hiểm đến tính mạng.

Hướng dẫn cách xử lý khi gặp tác dụng phụ sau khi tiêm HPV

Tác dụng phụ sau khi tiêm HPV

Mặc dù an toàn và được khuyến cáo sử dụng rộng rãi nhưng việc tiêm vắc xin HPV vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ nhẹ. Những phản ứng này thường không nguy hiểm và sẽ tự khỏi sau 1-2 ngày, tuy nhiên người tiêm vẫn nên nắm rõ cách xử trí để giảm bớt cảm giác khó chịu, giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi.

Dưới đây là những cách xử trí đơn giản và hiệu quả giúp giảm nhẹ các triệu chứng thường gặp sau khi tiêm vắc xin HPV:

1. Xử lý tình trạng sốt sau tiêm

Nếu người tiêm xuất hiện sốt nhẹ sau tiêm, điều này là phản ứng bình thường của cơ thể với vắc xin. Tuy nhiên, khi nhiệt độ cơ thể vượt quá 38,5 độ C, nên sử dụng thuốc hạ sốt như paracetamol để giảm khó chịu. Liều lượng thuốc cần được điều chỉnh theo cân nặng và dùng đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc theo chỉ định cụ thể từ bác sĩ của Phòng Khám Nam Định để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

2. Giảm sưng, đỏ tại vị trí tiêm

Sau khi tiêm HPV, vùng da quanh chỗ tiêm có thể xuất hiện hiện tượng sưng đỏ nhẹ, đây là phản ứng viêm tại chỗ tương đối phổ biến. Người tiêm có thể chườm lạnh vùng tiêm bằng khăn sạch bọc đá để làm giảm sưng. Tuyệt đối không nên chườm nóng, xoa dầu hay bôi các loại thuốc không rõ nguồn gốc lên vùng da này để tránh gây kích ứng hoặc nhiễm trùng.

3. Xử lý tình trạng mệt mỏi, đau cơ và sốt nhẹ

Cơ thể có thể trở nên mệt mỏi, đau cơ hoặc sốt nhẹ trong 1-2 ngày sau khi tiêm HPV. Trong trường hợp này, người tiêm nên nghỉ ngơi đầu đủ, uống nhiều nước và duy trì chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng và giúp cơ thể nhanh hồi phục. Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát cũng là cách đơn giản giúp cơ thể dễ chịu và thoải mái hơn.

4. Đối phó với hiện tượng chóng mặt hoặc ngất xỉu

Một số người, đặc biệt là người nhạy cảm hoặc có tâm lý lo lắng khi tiêm, có thể gặp tình trạng chóng mặt hoặc thậm chí ngất xỉu. Khi cảm thấy choáng váng, nên nhanh chóng ngồi hoặc nằm nghỉ trong khoảng 15 phút để tránh bị té ngã hoặc chấn thương. Nếu người tiêm bị ngất, cần đặt họ nằm ngửa và kê cao chân để hỗ trợ máu lưu thông về não, giúp họ nhanh chóng tỉnh lại.

5. Xử trí các phản ứng dị ứng nghiêm trọng

Mặc dù rất hiếm gặp, một số trường hợp có thể bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng với vắc xin như phát ban, chóng mặt, tụt huyết áp, khó thở,…..Đây là những dấu hiệu khẩn cấp và cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt để được xử lý y tế kịp thời. Việc theo dõi tại chỗ ít nhất 30 phút sau tiêm là cần thiết để phát hiện sớm các phản ứng này.

Hy vọng rằng bài viết đã mang lại cho bạn cái nhìn toàn diện về những tác dụng phụ sau khi tiêm HPV. Mọi câu hỏi cần giải đáp thêm, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Phòng Khám Đa Khoa Nam Định để được hỗ trợ chi tiết.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 181 Song Hào, Văn Miếu, TP. Nam Định, Nam Định
  • Website: dakhoanamdinh.com.vn
  • Điện thoại: (0228) 730 6888
  • Thời gian làm việc: 08:00-20:00 (tất cả các ngày trong tuần, bao gồm Lễ Tết - Không nghỉ trưa)