Vén màn tại sao vợ bị sùi mào gà mà chồng không bị?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đinh Quang Tiến

Sùi mào gà là một trong những bệnh lây truyền chủ yếu qua đường tình dục gây ra bởi virus Human Papillomavirus (HPV). Hiện nay, có không ít trường hợp người vợ mắc bệnh sùi mào gà nhưng người chồng lại không hề bị nhiễm. Vậy tại sao vợ bị sùi mào gà mà chồng không bị?

Bài viết sau đây sẽ đem đến cho bạn câu trả lời!

Sùi mào gà lây qua đâu?

Trước tiên, chúng ta cùng đi tìm hiểu con đường lây nhiễm của căn bệnh này. Sùi mào gà do Human Papillomavirus (​HPV) gây ra và loại virus này có thể lây lan từ người này sang người khác thông qua những con đường sau đây:

1. Lây qua đường quan hệ tình dục không an toàn

Đa phần các trường hợp mắc bệnh sùi mào gà thường bắt nguồn từ việc từ việc quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm bệnh, bao gồm cả quan hệ qua đường âm đạo, hậu môn, đường miệng hay các hình thức tiếp xúc sinh dục khác. Vì vậy khi người vợ bị nhiễm bệnh sùi mào gà, việc quan hệ tình dục với chồng có thể dẫn đến lây nhiễm bệnh cho người chồng. Virus HPV có thể dễ dàng truyền từ vợ sang chồng trong quá trình giao hợp, ngay cả khi không có triệu chứng rõ ràng.

tại sao vợ bị sùi mào gà mà chồng không bị

Đa phần các trường hợp mắc bệnh sùi mào gà thường bắt nguồn từ việc từ việc quan hệ tình dục không an toàn

2. Lây qua tiếp xúc với vết thương hở hay dùng chung các vật dụng cá nhân

Ngay cả khi không có quan hệ tình dục, người bệnh sùi mào gà vẫn có thể truyền virus HPV cho người khác thông qua sự tiếp xúc hay chạm vào vết thương hở có chứa virus HPV. Ngoài ra, việc sử dụng chung những đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng, đồ lót, khăn tắm, dao cạo,...với người mắc bệnh cũng có thể khiến bạn bị lây nhiễm sùi mào gà.

Kiến thức được đông đảo người bệnh quan tâm hiện nay:

nam giới bị sùi mào gà có con được không

sùi mào gà sờ vào có đau không

3. Lây qua đường máu

Tính đến hiện tại, theo các chuyên gia y tế tại Phòng Khám Đa Khoa Nam Định thì sùi mào gà có thể lây qua đường máu. Việc sử dụng chung bơm kim tiêm và các dụng cụ y tế có thể gây lây nhiễm virus sùi mào gà nếu không được khử trùng cẩn thận.

Do đó, để bảo vệ bản thân, mọi người cần sử dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ, tuyệt đối không nên sử dụng chung bơm kim tiêm, các dụng cụ y tế hay đồ dùng cá nhân với người khác. Khi phát hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào trên cơ thể, bạn nên cùng vợ/ chồng đến ngay bệnh viện hoặc các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được các bác sĩ thăm khám và điều  sớm. Trong quá trình điều trị bệnh sùi mào gà, người bệnh không nên có quan hệ tình dục để ngăn ngừa lây nhiễm cũng như tránh làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn do các tổn thương có thể xảy ra trong khi quan hệ.

Giải đáp tại sao vợ bị sùi mào gà mà chồng không bị?

tại sao vợ bị sùi mào gà mà chồng không bị

Vợ bị sùi mào gà mà chồng không bị do đâu?

Như chúng ta đã biết thì bệnh sùi mào gà lây truyền chủ yếu qua đường quan hệ tình dục nhưng nhiều trường hợp, người vợ mắc bệnh nhưng người chồng lại không hề bị nhiễm sùi mào gà. Điều này dẫn đến nhiều suy đoán và nghi ngại trong đời sống vợ chồng.

Hơn nữa câu hỏi "tại sao vợ bị sùi mào gà mà chồng không bị?" không chỉ đơn thuần là một thắc mắc được nhiều người quan tâm mà nó còn phản ánh sự phức tạp của quá trình lây nhiễm bệnh sùi mào gà. Để giải đáp hiện tượng bất thường này, các chuyên gia của Phòng Khám Đa Khoa Nam Định cho biết sở dĩ có tình trạng như vậy có thể là do:

1. Khả năng miễn dịch khác nhau

Hệ miễn dịch của mỗi người có khả năng phản ứng và kiểm soát virus HPV khác nhau. Một số người có thể tự phòng chống hoặc kiểm soát virus hiệu quả do đó bệnh không phát triển các biểu hiện hay triệu chứng, trong khi một số người khác thì có hệ miễn dịch không được tốt nên dễ bị lây nhiễm và phát bệnh.

2. Thời gian ủ bệnh dài

Virus HPV có thể tồn tại trong cơ thể mà không gây ra bất kỳ biểu hiện nào trong thời gian dài. Vì bệnh sùi mào gà có thời gian ủ bệnh khá dài, thường từ 2 - 9 tháng, tùy theo cơ địa của mỗi người. Do đó, người vợ có thể đã nhiễm virus từ trước nhưng chưa bộc phát triệu chứng, còn người chồng chưa tiếp xúc đủ với virus để phát bệnh hoặc cũng có thể do còn đang trong giai đoạn ủ bệnh nên chưa có biểu hiện.

Vì thời gian ủ bệnh lâu nên người mắc cần liên hệ bác sĩ ngay để lắng tư vấn sùi mào gà. Qua đó có phương án điều trị hiệu quả hơn.

3. Mức độ tiếp xúc

Đôi khi, một số trường hợp vợ bị nhiễm sùi mào gà nhưng chồng không bị là do sự tiếp xúc với virus không đủ để gây lây nhiễm cho cả hai người. Người chồng có thể đã tiếp xúc với virus nhưng không bị phơi nhiễm đủ mạnh để phát triển bệnh như người vợ.

4. Nhiễm loại HPV khác nhau

HPV có nhiều chủng loại và không phải tất cả các chủng HPV đều gây bệnh sùi mào gà. Người vợ có thể đã nhiễm một chủng HPV gây ra bệnh sùi mào gà, trong khi chồng có thể không bị nhiễm chủng này mà nhiễm một chủng khác nên không gây triệu chứng.

Những yếu tố trên cho chúng ta thấy rằng việc hiểu rõ về virus HPV và cách thức lây nhiễm của bệnh sùi mào gà là rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của cả hai vợ chồng. Việc chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên và thực hiện các biện pháp phòng ngừa sẽ giúp bạn giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm và bảo vệ sức khỏe lâu dài.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi liên quan đến vấn đề "tại sao vợ bị sùi mào gà mà chồng không bị?". Hy vọng những thông tin mà Phòng Khám Nam Định vừa cung cấp sẽ phần nào giúp người bệnh có thể hiểu hơn về căn bệnh xã hội này và có phương pháp điều trị hiệu quả. Nếu có thắc mắc gì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn.

Thông tin liên hệ:

Phòng Khám Đa Khoa Nam Định