Virus HPV là gì? Hiểu đúng để biết cách phòng ngừa hiệu quả
Virus HPV là gì? là một loại virus phổ biến trong cộng đồng, có khả năng gây ra các tổn thương dạng u nhú ở người. Hiện nay, y học đã ghi nhận hơn 100 chủng HPV khác nhau, trong đó khoảng 40 chủng có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến cơ quan sinh dục như khu vực âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, dương vật, bìu.
Tìm hiểu Virus HPV là gì?
Virus HPV là tác nhân chính gây sùi mào gà
Trong số hơn 100 chủng HPV, khoảng 14 chủng được xác định là có nguy cơ cao bao gồm HPV 16, 18, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58, 59, 66, và 68. Nổi bật nhất trong số này là HPV 16 và 18 – hai chủng chiếm phần lớn trong các trường hợp mắc bệnh ung thư liên quan đến HPV. Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), mỗi năm tại Mỹ có khoảng 36.000 ca ung thư có liên quan đến nhiễm virus HPV.
Có thể nói rằng virus HPV không chỉ đơn thuần là nguyên nhân gây ra các tổn thương da hay bệnh sùi mào gà mà còn được xác định là yếu tố gây bệnh hàng đầu trong nhiều loại ung thư ác tính như như ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, ung thư dương vật, ung thư hậu môn, ung thư vòm họng...Trong số các bệnh lý nghiêm trọng mà virus HPV gây ra, nổi bật nhất phải kể đến đó là ung thư cổ tử cung - căn bệnh đe dọa sức khỏe sinh sản và tính mạng của hàng trăm nghìn phụ nữ mỗi năm.
Mức độ lan truyền âm thầm, khả năng gây bệnh cao và tính chất khó phát hiện sớm khiến HPV trở thành mối nguy lớn đối với sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, vaccine ngừa HPV đã chứng minh hiệu quả vượt trội trong việc giảm nguy cơ nhiễm các chủng virus nguy cơ cao, đồng thời góp phần hạn chế tỷ lệ mắc ung thư do HPV gây ra.
Việc chủ động tiêm vacxin kết hợp với thực hiện các xét nghiệm tầm soát định kỳ không chỉ giúp phát hiện sớm các tổn thương tiền ung thư mà còn là “lá chắn” bảo vệ sức khỏe một cách toàn diện và bền vững trước loại virus nguy hiểm này.
Làm thế nào để phòng ngừa virus HPV hiệu quả?
Phòng ngừa virus HPV sẽ giúp người bệnh bảo vệ sức khỏe sinh sản
Để chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân, việc áp dụng đồng bộ các chiến lược phòng ngừa sau đây là vô cùng cần thiết:
1. Tiêm chủng vắc-xin HPV
Vắc-xin phòng HPV hiện nay được xem là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất, đặc biệt với các chủng virus có nguy cơ gây ung thư cao. Các tổ chức y tế khuyến nghị tiêm vắc-xin ngừa HPV trong giai đoạn từ 9 tuổi đến 26 tuổi, tốt nhất là trước khi bắt đầu quan hệ tình dục.
2. Quan hệ tình dục an toàn
Sử dụng bao cao su đúng cách trong mỗi lần quan hệ giúp giảm đáng kể khả năng lây nhiễm HPV. Tuy nhiên, vì virus có thể lây qua tiếp xúc da vùng sinh dục không được che phủ, bao cao su chỉ là một phần trong chiến lược phòng ngừa loại virus này. Bên cạnh đó, việc duy trì mối quan hệ tình dục an toàn, một vợ một chồng và chung thủy với một bạn tình duy nhất cũng góp phần đáng kể vào việc giảm nguy cơ phơi nhiễm.
3. Khám phụ khoa định kỳ và làm xét nghiệm Pap/HPV
Đối với phụ nữ, việc khám phụ khoa định kỳ kết hợp với xét nghiệm Pap smear và xét nghiệm HPV có vai trò thiết yếu trong việc phát hiện sớm các tổn thương tiền ung thư ở cổ tử cung. Việc theo dõi sức khỏe định kỳ giúp tăng khả năng can thiệp sớm và giảm tỷ lệ biến chứng nghiêm trọng.
4. Tránh tiếp xúc trực tiếp với vùng da nghi ngờ nhiễm bệnh
HPV có thể lây truyền thông qua tiếp xúc da kề da với vùng da có tổn thương, đặc biệt là bệnh sùi mào gà. Vì vậy, tránh tiếp xúc trực tiếp với vùng da nghi ngờ nhiễm bệnh là một cách bảo vệ cá nhân đơn giản mà hiệu quả.
Phía trên là phần giải đáp thắc mắc của các bác sĩ chuyên khoa của Phòng Khám Đa Khoa Nam Định về vấn đề Virus HPV là gì? Nếu bạn có thắc mắc vấn đề gì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.