Bác sĩ giải đáp: bệnh trĩ kéo dài bao lâu thì khỏi?
Bệnh trĩ mặc dù không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng lại có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy bệnh trĩ kéo dài bao lâu? Theo các bác sĩ chuyên khoa của Phòng Khám Đa Khoa Nam Định thì thời gian tồn tại của bệnh trĩ không chỉ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, phương pháp điều trị mà còn dựa vào chế độ ăn uống, sinh hoạt và cơ địa của mỗi người.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về quá trình tiến triển của bệnh trĩ và các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian phục hồi, từ đó giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này.
Thực hư bệnh trĩ kéo dài bao lâu?
Người mắc trĩ nhận thấy bệnh kéo dài dai dẵng vài tháng
Bác sĩ tại Phòng Khám Đa Khoa Nam Định trả lời câu hỏi: bệnh trĩ kéo dài bao lâu?
Theo đó, bệnh trĩ có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tháng, tùy vào mức độ bệnh, chế độ ăn uống, sinh hoạt, cơ địa và cách thức điều trị bệnh của mỗi người. Dưới đây là các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình tiến triển của bệnh trĩ:
1. Mức độ bệnh trĩ nặng hay nhẹ
Bệnh trĩ có thể phát triển qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có mức độ triệu chứng và sự nghiêm trọng khác nhau. Ở giai đoạn đầu, bệnh trĩ thường không gây ra nhiều triệu chứng nghiêm trọng, chỉ đơn giản là cảm giác khó chịu hoặc ngứa ngáy vùng hậu môn.
Đối với nhiều người, bệnh có thể tự khỏi nếu có sự thay đổi trong chế độ ăn uống và sinh hoạt. Tuy nhiên, nếu không được điều trị và kiểm soát kịp thời, bệnh sẽ tiến triển dần dần sang các giai đoạn nặng hơn. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn 2, 3 hoặc 4, các búi trĩ có thể sa ra ngoài, gây đau đớn, chảy máu, thậm chí có thể tắc nghẽn hoặc hoại tử nếu không được điều trị kịp thời.
Khá nhiều người bệnh đang tìm kiếm thông tin như:
2. Phương pháp điều trị trĩ
Phương pháp điều trị cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh trĩ. Với các trường hợp nhẹ, điều trị nội khoa bằng thuốc uống, thuốc bôi hoặc thuốc đặt hậu môn thường được ưu tiên, giúp giảm viêm, giảm đau và tăng cường sức bền thành mạch.
Tuy nhiên, nếu bệnh tiến triển đến các giai đoạn nặng hơn, các biện pháp can thiệp ngoại khoa như thắt búi trĩ bằng vòng cao su, chiếu laser hoặc cắt trĩ bằng phương pháp Longo,….là cần thiết để loại bỏ búi trĩ một cách triệt để. Hiệu quả của những phương pháp này phụ thuộc nhiều vào trình độ chuyên môn của bác sĩ, điều kiện trang thiết bị y tế và sự tuân thủ hướng dẫn điều trị của bệnh nhân.
Hơn nữa sau khi điều trị, việc chăm sóc hậu phẫu và thay đổi lối sống như bổ sung chất xơ, uống đủ nước và tránh để táo bón là yếu tố không thể thiếu để giảm nguy cơ tái phát.
Tìm đọc các thông tin cùng chủ đề tại: https://dakhoanamdinh.com.vn/hau-mon-truc-trang/
3. Chế độ ăn uống và sinh hoạt khi mắc phải trĩ
Chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc quyết định tốc độ tiến triển của bệnh trĩ. Một chế độ ăn thiếu chất xơ, ít nước và ít vận động là những yếu tố khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Chế độ ăn thiếu chất xơ dẫn đến táo bón kéo dài, khiến người bệnh phải rặn mạnh khi đi đại tiện, từ đó tăng áp lực lên tĩnh mạch hậu môn và gây phình to các búi trĩ.
Thêm vào đó, thiếu nước cũng khiến phân trở nên khô cứng, gây khó khăn trong việc đại tiện và làm bệnh trĩ trầm trọng hơn. Lối sống ít vận động cũng làm giảm hiệu quả tuần hoàn máu và chức năng tiêu hóa, từ đó làm tình trạng bệnh kéo dài và nặng thêm.
Chế độ ăn thiếu chất xơ dẫn đến táo bón kéo dài, làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ
4. Cơ địa mỗi người
Cơ địa và tình trạng sức khỏe chung của mỗi người cũng quyết định đến tốc độ tiến triển của bệnh trĩ. Những người có thành mạch máu yếu hoặc mắc các bệnh mãn tính như béo phì, tiểu đường thường dễ bị bệnh trĩ nặng hơn và khó phục hồi.
Ngoài ra, khả năng thích ứng với các biện pháp điều trị cũng khác nhau giữa từng bệnh nhân, đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến thời gian hồi phục. Một số người có thể đáp ứng tốt với thuốc và các biện pháp thay đổi lối sống, trong khi những người khác cần thời gian lâu hơn hoặc phải áp dụng các biện pháp điều trị hiện đại hơn.
Bệnh trĩ có thể kéo dài từ vài ngày cho đến vài tháng tùy vào mức độ bệnh, cách thức điều trị và cơ địa cũng như chế độ ăn uống, sinh hoạt của mỗi người. Bệnh trĩ nhẹ có thể tự khỏi nếu người bệnh thay đổi chế độ sinh hoạt hợp lý, trong khi bệnh nặng hơn cần sự can thiệp của bác sĩ. Vì vậy, việc phát hiện và điều trị sớm bệnh trĩ là vô cùng quan trọng để giảm thiểu nguy cơ bệnh kéo dài và tiến triển thành các biến chứng nghiêm trọng.
Với những chia sẻ từ bài viết trên, chúng tôi mong rằng các bạn đã nắm được những thông tin cần thiết để trả lời cho câu hỏi bệnh trĩ kéo dài bao lâu? Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ ngay với Phòng Khám Đa Khoa Nam Định để được hỗ trợ kịp thời.