Khi nào nên xét nghiệm bệnh xã hội? Hé lộ thời điểm Vàng!

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đinh Quang Tiến

Khi nào nên xét nghiệm bệnh xã hội? Việc xét nghiệm trở nên đặc biệt cần thiết nếu bạn đã có quan hệ tình dục không an toàn, đặc biệt với bạn tình không phải là vợ/chồng hoặc bạn tình của bạn có tiền sử tình dục không rõ ràng. Xét nghiệm bệnh xã hội sớm giúp phát hiện và điều trị kịp thời, bảo vệ sức khỏe cá nhân và ngăn ngừa lây nhiễm cho cộng đồng.

Bệnh xã hội là bệnh gì?

khi nào nên xét nghiệm bệnh xã hội

Hình ảnh của các căn bệnh xã hội phổ biến hiện nay

Bệnh xã hội (còn gọi là bệnh lây truyền qua đường tình dục - STDs) là thuật ngữ dùng để chỉ các căn bệnh chủ yếu lây qua đường quan hệ tình dục không an toàn như bệnh HIV/AIDS, bệnh sùi mào gà, bệnh giang mai, bệnh lậu, bệnh mụn rộp sinh dục.. Những bệnh này thường lây lan nhanh chóng trong cộng đồng và có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. 

Những đối tượng dễ mắc các căn bệnh xã hội bao gồm:

- Người có quan hệ tình dục không an toàn, không sử dụng các biện pháp bảo vệ (như bao cao su) khi quan hệ.

- Những người có nhiều bạn tình hoặc thường xuyên thay đổi "đối tác tình dục".

- Người sử dụng chất kích thích hoặc tiêm chích ma túy, dùng chung kim tiêm với người khác.

- Phụ nữ mang thai có nguy cơ lây truyền bệnh xã hội cho thai nhi.

- Những người chuyên hành nghề mại dâm, mua bán tình dục.

Bác sĩ bật mí khi nào nên xét nghiệm bệnh xã hội?

khi nào nên xét nghiệm bệnh xã hội

Người bệnh khá lo lắng không biết khi nào nên xét nghiệm bệnh xã hội?

Việc xét nghiệm các bệnh xã hội (hay bệnh lây truyền qua đường tình dục - STDs) đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện và điều trị các bệnh này kịp thời. Bạn nên thực hiện xét nghiệm bệnh xã hội trong các tình huống sau đây:

1. Sau khi có quan hệ tình dục không an toàn

Nếu bạn vừa có quan hệ tình dục mà không sử dụng biện pháp bảo vệ với một đối tác mà bạn không rõ tiền sử sức khỏe tình dục, nguy cơ lây nhiễm bệnh xã hội là rất cao. Ngay sau khi xảy ra hành vi quan hệ tình dục không an toàn với người này, việc xét nghiệm bệnh xã hội là cần thiết để phát hiện sớm và bảo vệ bản thân.

Một vấn đề mà người bệnh cũng khá thắc mắc cần sự giải đáp xét nghiệm bệnh xã hội gồm những gì? Bởi điều này phụ thuộc nhiều yếu tố như thời gian, tiền bạc...

2. Quan hệ với nhiều đối tác tình dục 

Nếu bạn có nhiều đối tác tình dục hoặc thường xuyên thay đổi bạn tình, bạn nên thực hiện xét nghiệm bệnh xã hội định kỳ để kiểm tra tình trạng sức khỏe của bản thân. Điều này giúp phát hiện sớm các bệnh lây qua đường tình dục và hạn chế nguy cơ lây lan cho các đối tác khác.

3. Khi có các triệu chứng bất thường hoặc nghi ngờ mắc bệnh lây qua đường tình dục

Nếu bạn nhận thấy cơ thể có các triệu chứng bất thường như nổi mụn thịt, mụn cóc, mụn nước, vết loét hoặc có cảm giác ngứa, rát, sưng đỏ, chảy máu hoặc tiết dịch bất thường từ bộ phận sinh dục, hậu môn, miệng,….hãy đến các phòng khám xét nghiệm bệnh xã hội để tiến hành ngay. Bởi các triệu chứng này có thể là dấu hiệu của các bệnh xã hội lây qua đường tình dục như bệnh giang mai, bệnh lậu, bệnh mụn rộp sinh dục, bệnh sùi mào gà,…

4. Phụ nữ mang thai hoặc có ý định mang thai

Phụ nữ đang mang thai hoặc có kế hoạch mang thai nên được xét nghiệm các bệnh xã hội để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Một số bệnh xã hội như HIV, bệnh sùi mào gà, bệnh giang mai, bệnh lậu,…. có thể lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai hoặc sinh nở.

Tìm đọc các thông tin cùng chủ đề tại: https://dakhoanamdinh.com.vn/benh-xa-hoi/

5. Sau khi dùng chung kim tiêm hoặc tiếp xúc với máu, vết thương của người nhiễm bệnh 

Những người sử dụng chung kim tiêm khi tiêm chích ma túy hoặc những ai tiếp xúc trực tiếp với máu nhiễm bệnh qua vết thương hở của người bệnh cũng nên xét nghiệm bệnh xã hội ngay để kiểm tra nguy cơ.

6. Nếu cảm thấy lo lắng và muốn kiểm tra cho an tâm

Nếu bạn cảm thấy lo lắng hoặc đơn giản là muốn chắc chắn mình không mắc bệnh, xét nghiệm bệnh xã hội là biện pháp tốt nhất để đảm bảo sức khỏe tình dục an toàn và loại bỏ mọi nghi ngại. Đối với những người có lối sống tình dục lành mạnh và ngay cả khi không có triệu chứng, việc xét nghiệm bệnh xã hội không chỉ giúp phát hiện bệnh sớm mà còn ngăn ngừa khả năng lây nhiễm cho người khác.

Thông thường sau khi đã việc xác định được thời điểm Vàng để xét nghiệm bệnh xã hội thì một vấn đề nữa khiến người bệnh khá quan tâm đó chi phí xét nghiệm bệnh xã hội. Tại mỗi cơ sở sẽ có một mức giá khác nhau, điều này khiến họ khó khăn trong việc đưa ra sự lựa chọn.

Nói tóm lại, việc xét nghiệm bệnh xã hội nên được thực hiện định kỳ và trong các trường hợp có nguy cơ cao, giúp bảo vệ sức khỏe và phòng tránh những biến chứng không mong muốn.

Trong bài viết trên đây chúng tôi vừa chia sẻ đến các bạn những thông tin liên quan đến Khi nào nên xét nghiệm bệnh xã hội? Hy vọng những thông tin mà các bác sĩ Đa Khoa Nam Định vừa cung cấp sẽ phần nào giúp người bệnh có thể hiểu hơn về loại xét nghiệm này. Nếu có thắc mắc gì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn.

Thông tin liên hệ:

Phòng Khám Đa Khoa Nam Định