Bạn có gặp rắc rối với những trường hợp không thể phá thai?
Bài viết sau đây sẽ tổng hợp tất cả thông tin về những trường hợp không thể phá thai cho chị em. Cùng đọc qua bài viết để có thêm nhiều thông tin cho bản thân nhé!
Những trường hợp được phép phá thai?
Việc nạo phá thai chỉ được phép thực hiện với thai 22 tuần tuổi trở xuống (phải đáp ứng điều kiện sức khỏe, kỹ thuật, trang thiết bị,...). Những phương pháp phá thai được phép áp dụng:
-
Phương pháp phá thai nội khoa (phá thai bằng thuốc): Phương pháp thường được chỉ định khi thai còn nhỏ, dưới 7 tuần tuổi.
-
Phương pháp phá thai ngoại khoa (phương pháp hút thai, nong và gắp thai): Hút thai được chỉ định thực hiện khi tuổi thai nhi từ 6 đến 12 tuần tuổi. Khi thai lớn hơn từ 12 đến 22 tuần tuổi thì bạn sẽ được chỉ định thực hiện đình chỉ thai bằng phương pháp nong gắp thai.
Những trường hợp không thể phá thai?
Theo pháp luật Việt Nam cho phép phụ nữ được quyền đình chỉ thai, tuy nhiên vẫn có một số trường hợp nhất định mà pháp luật nghiêm cấm, không cho phép phá thai như sau:
-
Nghiêm cấm hành vi loại bỏ thai nhi vì lựa chọn giới tính
-
Nghiêm cấm phá thai từ 22 tuần tuổi trở lên
Ở những trường hợp không thể đảm bảo điều kiện an toàn khi đình chỉ thai có thể gián tiếp tạo ra sự nguy hiểm cho chị em:
1. Tuổi thai dưới 4 tuần tuổi
Những trường hợp chị em vừa mới mang thai từ 1 - 3 tuần, tuổi thai còn quá nhỏ, nhiều trường hợp thai còn chưa bám vào tử cung của chị em, nên nếu phá thai vào lúc này sẽ khiến cho nguy cơ sót thai rất cao mà còn khiến cho tử cung của người mẹ dễ bị tổn thương.
Dù có áp dụng phương pháp phá thai bằng thuốc (thường được chỉ định cho thai nhỏ) cũng không thể phù hợp với trường hợp thai nhỏ dưới 4 tuần tuổi nên thai phụ cần lưu ý.
Kiến thức liên quan:
2. Tuổi thai lớn hơn 14 tuần tuổi
Thai mang trong trong bụng chị em nếu từ 14 tuần trở lên thì cũng không thể phá được. Bởi thai càng lớn thì em bé đã thành hình và có sự kết nối với người mẹ, phá thai lúc này sẽ khiến cho cả mẹ và bé đều có nguy cơ tổn thương nghiêm trọng
3. Vừa sinh con dưới 6 tháng lại tiếp tục mang thai
Khi chị em vừa sinh con xong đồng nghĩa với việc là toàn bộ hệ thống sinh sản vẫn chưa thực sự ổn định trở lại, nếu chị em muốn mang thai tiếp thì nên cân nhắc giữ vì phá thai lúc này sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương cho sức khỏe của bản thân.
4. Thai phụ đã hoặc đang có tổn thương ở tử cung
Nếu các chị em đang mang thai mà đã và đang có tổn thương ở tử cung thì không được phá thai. Bởi tỷ lệ phá thai thành công thường rất ít và có thể ảnh hưởng sức khỏe của chị em về lâu về dài.
5. Thai phụ đang mắc bệnh phụ khoa
Nếu chị em phụ nữ đang đang mắc bệnh phụ khoa thì cần phải điều trị cho dứt hẳn bệnh mới có thể đình chỉ thai được. Trong một số trường hợp là không thể đình chỉ thai do có thể dẫn tới nguy cơ bệnh phụ khoa trở nên nặng hơn trong tương lai.
6. Thai phụ bị dị ứng với các thành phần thuốc phá thai, thuốc gây mê, thuốc tê
Một số chị em thai phụ bị dị ứng với thành phần của các loại thuốc thường được sử dụng để cho quá trình phá thai diễn ra hiệu quả như thuốc gây tê, gây mê hoặc thuốc phá thai (dùng cho trường hợp phá thai nội khoa).
Thông tin được nhiều chị em quan tâm: phá thai và những điều cần biết
7. Thai phụ có đường sinh dục dị dạng
Số ít chị em phụ nữ bị dị dạng đường sinh dục bẩm sinh thì khó có thể lấy thai ra ngoài như bình thường. Vì nguy cơ rất cao có thể gây chảy máu, rách tử cung hoặc thậm chí thủng tử cung,.. tệ nhất là có thể đe dọa đến tính mạng của thai phụ.
8. Thai phụ có nhiều bệnh lý mãn tính nguy hiểm
Nếu người mẹ đang mang thai mà có sẵn nhiều bệnh nền nguy hiểm như hen suyễn, bệnh thận, rối loạn đông máu, cao huyết áp,... thì cần cân nhắc tránh lựa chọn phá thai nếu có thể.
9. Thai phụ đã từng nạo phá thai nhiều lần
Nhiều chị em phụ nữ do lối sống buông thả hoặc không có kiến thức phòng tránh thai an toàn và đã từng nạo phá thai nhiều lần. Thì cần tránh thực hiện phá thai thêm vì rất có thể cơ hội làm mẹ sẽ không còn trong tương lai.
Những trường hợp bác sĩ chống chỉ định phá thai
Bên cạnh vấn đề pháp luật thì dưới đây là những trường hợp bác sĩ chống chỉ định nạo hút thai:
-
Tử cung có vết mổ
-
U xơ tử cung to
-
Sau khi sinh dưới 6 tháng
-
Đường sinh dục dị dạng
-
Có bệnh lý nội khoa và ngoại khoa
Đối với phương đình chỉ thai bằng cách nong gắp thai sẽ chống chỉ định với các trường hợp sau:
-
Thân tử cung có sẹo cũ
-
Đang mắc những bệnh nội khoa cấp tính
-
Đang mắc bệnh viêm nhiễm đường sinh dục cấp tính
-
Bị dị ứng với misoprostol
-
Dị dạng tử cung, u xơ tử cung, có vết sẹo cũ ở đoạn dưới tử cung.
Nếu chị em nằm trong những trường hợp không thể phá thai thì hãy nghe chỉ định của bác sĩ. Bởi nếu vẫn ngoan cố đình chỉ thai thì có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề về sau.
Nếu không tuân thủ chỉ định của bác sĩ thì bạn có thể đối mặt với những nguy cơ biến chứng như sau:
-
Ứ máu trong buồng tử cung,
-
Nhiễm khuẩn tử cung
-
Rách cổ tử cung
-
Thủng tử cung
-
Sót màng thai
-
Sót nhau thai
-
Băng huyết
Phía trên là những thông tin mà Phòng khám Nam Định cung cấp để giải đáp cho vấn đề: Những trường hợp không thể phá thai. Hy vọng có thể giúp ích được cho chị em trong quá trình chăm sóc sức khỏe của mình.
Để được tư vấn thêm về dịch vụ đình chỉ thai, chăm sóc sau phá thai, điều trị các biến chứng sau phá thai, chị em có thể gọi số điện thoại: (0228) 730 6888. Hoặc nhấn vào hình ảnh bên dưới đây để gặp trực tiếp bác sĩ: