Phá thai và những điều cần biết. Sự thật dần hé lộ!
Phá thai là một quyết định khó khăn đối với nhiều chị em phụ nữ, nhưng trong một vài trường hợp, phá thai là lựa chọn duy nhất để đảm bảo an toàn sức khỏe và tinh thần của người phụ nữ. Bài viết sau đây, chúng tôi sẽ tổng hợp tất cả những thông tin về phá thai và những điều cần biết. Hãy tham khảo những vấn đề dưới đây thật kỹ trước khi đưa ra quyết định nhé!
Phá thai là gì?
Phá thai là quy trình đình chỉ một thai kỳ, thường được can thiệp bằng hai cách chính là: Phá thai nội khoa (sử dụng thuốc) và phá thai ngoại khoa (can thiệp y tế). Quy trình phá thai sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện dựa theo tuần tuổi thai, sức khỏe của thai phụ và các yếu tố cá nhân có liên quan khác.
-
Phá thai nội khoa (phá thai bằng thuốc): Sử dụng thuốc phá thai để kết thúc thai kỳ sẽ thường được chỉ định áp dụng cho thai kỳ dưới 10 tuần tuổi. Thuốc phá thai được sử dụng chỉ có 2 loại, bao gồm mifepristone (thuốc ngăn hormone progesterone) và misoprostol (thuốc giúp tử cung co bóp để đẩy bào thai ra ngoài).
-
Phá thai ngoại khoa (nạo hút thai): Phá thai ngoại khoa là phương pháp can thiệp bằng các thủ thuật y tế để loại bỏ bào thai khỏi tử cung của người mẹ. Các phương pháp phá thai ngoại khoa phổ biến bao gồm: Hút chân không (dùng cho thai nhi dưới 12 tuần) hoặc nong nạo gắp thai (dùng cho thai kỳ lớn hơn).
Quy trình phá thai thường được diễn ra thế nào?
Quy trình phá thai khác nhau tùy thuộc vào phương pháp phá thai được chỉ định và tuổi thai. Điều quan trọng nhất là mỗi phương pháp phá thai cần được thực hiện dưới sự giám sát của các bác sĩ chuyên khoa.
- Quy trình phá thai bằng thuốc: Đây là phương pháp phá thai ít ảnh hưởng đến cơ thể hơn so với phá thai ngoại khoa. Sau khi uống thuốc mifepristone, tử cung của chị em phụ nữ sẽ bắt đầu co bóp và từ từ đẩy bào thai ra ngoài trong vòng vài giờ sau đó. Quá trình phá thai bằng thuốc này có thể gây ra một số triệu chứng đau bụng như đau bụng kinh, âm đạo ra máu nhiều, có cảm giác buồn nôn và mệt mỏi. Hiện tại, bàng giá phá thai sẽ có sự khác nhau giữa các cơ sở y tế.
- Quy trình phá thai ngoại khoa: Quy trình đình chỉ thai ngoại khoa thường diễn ra trong khoảng thời gian từ 10 đến 20 phút. Tùy theo phương pháp phá thai ngoại khoa, nếu là hút thai sẽ diễn ra nhanh hơn, còn nạo hút thai có thể lâu hơn 30 phút. Thai phụ sẽ được gây tê cục bộ, trong số ít trường hợp phải gây tê toàn thân trước khi bác sĩ tiến hành lấy thai nhi ra khỏi tử cung. Sau khi phá thai, chị em phụ nữ cần phải được theo dõi sức khỏe cẩn thận để đảm bảo không có biến chứng nào xảy ra.
Có thể nói ưu nhược điểm của các phương pháp phá thai là hoàn toàn khác nhau. Do đó, chị em cần tìm hiểu kỹ hơn về các phương pháp này trước khi đưa ra sự lựa chọn đúng đắn cho mình.
Phá thai và những điều cần biết để đảm bảo sức khỏe của bạn
Phá thai và những điều cần biết để bảo cân nhắc có đưa ra quyết định quan trọng như phá thai hay không. Bởi thực hiện phá thai không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần của bạn.
1. Phá thai ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?
Phá thai nếu được thực hiện trong cơ sở y tế uy tín bởi các chuyên gia y tế nhiều năm kinh nghiệm, thường ít có nguy cơ xảy ra những biến chứng. Mặc dù vậy nhưng như bất kỳ quy trình y tế nào, đình chỉ thai cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ đối với cơ thể, chỉ cần cơ sở y tế hoặc dụng cụ y tế không được vệ sinh cũng có thể có những biến chứng như:
-
Đau bụng và ra máu: Đây là hai triệu chứng phổ biến sau phá thai, đặc biệt là với phương pháp phá thai bằng thuốc. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài hoặc có dấu hiệu bất thường như chảy máu quá nhiều hoặc đau bụng dữ dội, chị em phụ nữ cần được đưa đi khám ngay lập tức.
-
Nhiễm trùng: Một số trường hợp phá thai có thể dẫn đến nhiễm trùng nếu dụng cụ không được vô trùng đúng cách hoặc người phụ nữ không tuân thủ hướng dẫn chăm sóc sau phá thai. Dấu hiệu của nhiễm trùng bao gồm sốt, ớn lạnh, đau bụng dữ dội và dịch tiết âm đạo có mùi hôi.
-
Ảnh hưởng đến khả năng mang thai trong tương lai: Phần lớn các trường hợp phá thai an toàn không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chị em phụ nữ. Tuy nhiên, nếu có biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng không được điều trị kịp thời, nó có thể gây ra vô sinh hoặc các vấn đề khác liên quan đến tử cung.
Dành cho những ai quan tâm về những thay đổi của cơ thể sau khi phá thai
2. Phá thai ảnh hưởng tâm lý như thế nào?
Phá thai không chỉ ảnh hưởng đến cơ thể mà còn có thể tác động mạnh mẽ đến tâm lý của chị em phụ nữ. Cảm xúc của chị em sau khi đình chỉ thai có thể rất đa dạng, từ sự nhẹ nhõm đến cảm giác tội lỗi, đau buồn, hoặc lo lắng. Một số chị em phụ nữ có thể trải qua Hội chứng buồn rầu sau phá thai (Post-Abortion Syndrome) với các triệu chứng như trầm cảm, mất ngủ, và rối loạn lo âu.
-
Sự hỗ trợ tinh thần: Trong những lúc như vậy việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè hoặc các chuyên gia tâm lý là rất quan trọng. Nhiều tổ chức và nhóm hỗ trợ dành riêng cho chị em phụ nữ sau phá thai cung cấp môi trường an toàn để thảo luận và vượt qua những cảm xúc khó khăn này.
-
Sự kỳ thị từ xã hội: Đôi khi, chị em phụ nữ phá thai phải đối mặt với sự kỳ thị từ xã hội, gia đình, cộng đồng tôn giáo của chính họ. Điều này có thể làm gia tăng sự căng thẳng và đau khổ sau quyết định phá thai, nên rất cần có sự hỗ trợ tâm lý kịp thời và sự đồng cảm từ những người xung quanh.
Phá thai không phải là quyết định dễ dàng, chị em phụ nữ chỉ nên thực hiện phá thai trong tình huống bắt buộc và thực sự cần thiết. Nếu cần hỗ trợ tư vấn phá thai hoặc chăm sóc sau phá thai chị em có thể gọi ngay cho số HOTLINE của Phòng khám Đa Khoa Nam Định: (0228) 730 6888.
Phòng khám Đa Khoa Nam Định sở hữu đội ngũ y bác sĩ sản phụ khoa tay nghề cao và dày dặn kinh nghiệm, cơ sở vật chất hiện đại, phòng khám khang trang. Luôn sẵn sàng đồng hành cùng chị em phụ nữ trên quãng đường khó khăn này.
Trên đây là thông tin về phá thai và những điều cần biết mà chị em cần lưu tâm. Nếu có thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn kỹ hơn.