Quan hệ khi mang thai tháng thứ 7 có sao không?
Theo các chuyên gia, quan hệ khi mang thai tháng thứ 7 là điều có thể thực hiện nếu mẹ bầu đang có một thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp không nên quan hệ vào thời điểm này.
Bài viết dưới đây sẽ làm rõ hơn về vấn đề này. Hãy cùng tham khảo nhé!
Thai nhi phát triển như thế nào ở tháng thứ 7?
Lúc này thai nhi sẽ phát triển rất nhanh, em bé trong thai kỳ tháng thứ 7 có diện mạo mắt mũi rõ ràng và bạn hoàn toàn có thể nghe được nhịp tim của bé.
1. Tuần 25
Trong giai đoạn này, chiều ngang của bé sẽ bắt đầu phát triển mạnh hơn, vì thế làn da nhăn nheo của bé sẽ dần trở nên mịn màng hơn. Tóc trên đầu thai nhi cũng đang mọc nhiều hơn và nếu mẹ có thể nhìn thấy bên trong tử cung sẽ nhận biết được màu tóc bé màu gì và chúng dày hay mỏng.
2. Tuần 26
Ở tuần thứ 26, thai nhi đã có thể nghe được giọng nói của bố mẹ khi hai người đang trò chuyện với nhau, đã có thể tự hít vào phổi và thở ra một lượng nước ối nhỏ và điều đó hoàn toàn giúp ích cho quá trình phát triển phổi của thai nhi.
3. Tuần 27
Tuần 27, nhiều mô não phát triển, bộ não của thai nhi đang hoạt động tích cực. Thai nhi lúc này cũng đã biết nhắm mắt và mở mắt, đã có thể mút một ngón tay nào đó. Vị giác của thai nhi cũng đang phát triển, nhận biết được vị ngọt, vị đắng. Có đôi lúc mẹ cũng cảm thấy thai nhi đang nấc cụt.
4. Tuần 28
Tuần 28, thai nhi có trọng lượng khoảng 1000gr, chiều dài 35cm. Thai nhi đã có thể chớp mắt, thị lực cũng rất phát triển, có thể nhìn thấy ánh sáng qua tử cung của mẹ. Não cũng hình thành thêm hàng triệu tế bào mới. Lớp mỡ đã dần tích dưới da để giữ ấm cho cơ thể khi bé chào đời.
Cơ thể mẹ bầu mang thai tháng thứ 7 thay đổi ra sao?
Ở tháng thứ 7, bụng mẹ bầu sẽ bắt đầu ngày càng to hơn, và cũng có thể xuất hiện một số biểu hiện dưới đây. Tuy nhiên, đây là tình trạng chung ở hầu hết các thai phụ nên các mẹ không cần phải quá lo lắng.
-
Gặp khó khăn khi đi lại, vì thai nhi phát triển chèn ép lên bàng quang và chân của mẹ.
-
Do bụng nhô cao, lưng bị uốn cong nên những cơn đau lưng ở tháng thứ 7 bắt đầu làm mẹ mệt mỏi. Đau thắt lưng do áp lực từ thai nhi gây ra cho vùng thắt lưng tăng lên và cũng do chính cân nặng của mẹ.
-
Các cơ tử cung bắt đầu giãn ra, thai nhi chèn ép nhiều hơn lên các bộ phận trong cơ thể vì thế mẹ có thể gặp phải các cơn co thắt ở cửa mình và bụng bị gò cứng nhiều hơn.
-
Mẹ có thể cảm thấy nóng ngay cả trong thời tiết lạnh, đôi khi còn bị đổ mồ hôi và mẹ bầu sẽ cảm thấy khó thở vì việc trao đổi chất trong cơ thể mẹ tăng lên khiến nhiệt độ tăng.
-
Đi tiểu nhiều hơn do thai nhi càng lớn thì trọng tâm của cơ thể càng dịch chuyển xuống phía dưới gây áp lực lên bàng quang.
-
Ngực của mẹ sẽ trở nên mềm mại hơn, nặng hơn, các mạch máu xuất hiện dày đặc hơn, núm vú cũng sẫm màu hơn và xuất hiện sữa non.
-
Chân tay mẹ bị sưng phù bởi việc tăng cung cấp máu. Vì thế, mẹ bầu cần có một tứ thế nằm phù hợp để dễ chịu hơn khi ngủ. Mẹ đừng quên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để có thai kỳ hoàn hảo.
Sau khi thời điểm mang thai tháng thứ 7 kết thúc, mẹ bầu sẽ cảm thấy cơ thể mình trở nên nặng nề hơn. Do đó, lời khuyên cho mẹ là không nên ra ngoài hay du lịch trong thời gian dài.
Ngoài ra, nếu gặp phải tình trạng đau bụng dưới và xuất huyết thì đây rất có khả năng là dấu hiệu của sinh non. Lúc này, các mẹ bầu cần thực hiện thăm khám 2 tuần 1 lần để sớm phát hiện và kịp thời giải quyết những phát sinh không mong muốn có thể xảy ra trong giai đoạn tiếp theo của thai kỳ.
Tìm đọc các thông tin cùng chủ đề tại: https://dakhoanamdinh.com.vn/kien-thuc/
Có nên quan hệ khi mang thai tháng thứ 7
Vào thời kỳ đầu mang thai, nhiều mẹ bầu thường rơi vào tình trạng ốm nghén, cơ thể mệt mỏi, sức khỏe giảm sút vì vậy nhu cầu chăn gối – quan hệ vợ chồng dường như bị “bỏ đói”.
Bước sang tháng thứ 4 của thai kỳ, khi cảm giác ốm nghén kết thúc, nhiều chị em cho biết mình rất thích được làm “chuyện ấy”. Đây là thời điểm kích cỡ vòng ngực và mông của chị em bắt đầu tăng dần tạo nên sự khoái cảm hấp dẫn cho người bạn đời.
Bên cạnh đó, sức khỏe cơ thể và tinh thần của bà bầu tốt hơn, thai nhi cũng bước vào giai đoạn phát triển ổn định. Lúc này bà bầu đã lấy lại được nhịp sinh hoạt tình dục vốn có khiến chuyện phòng the trở nên thăng hoa hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên, bước sang giai đoạn cuối thai kỳ, nỗi lo mang bầu 7 tháng có nên quan hệ tình dục lại khiến chị em trăn trở. Nhiều mẹ bầu lo sợ việc gần gũi chồng lúc này có thể gây nguy hiểm cho em bé như chảy máu vùng kín, sinh non,… nên đành chấp nhận “nhịn yêu” để đảm bảo an toàn cho con yêu.
Trên thực tế, do nhiều chị em khi gần đến tháng sinh nở, cơ thể liên tục mệt mỏi do đau lưng, ợ nóng, phù chân, đặc biệt kích thước bụng bầu khá lớn,… nên đã làm giảm cảm hứng chăn gối.
Lúc này, mẹ bầu có thể tận hưởng “chuyện yêu” theo nhiều cách khác nhau như nắm tay nhau đi dạo, massage cho nhau, vuốt ve bên ngoài vùng kín,… miễn là bạn cảm thấy thoải mái khi gần chồng.
Ngược lại, nếu bạn có thai kỳ hoàn toàn khỏe mạnh, không hề có các khuyến cáo y tế từ bác sĩ chuyên khoa sản thì đừng ngần ngại trì hoãn, thậm chí là tuyệt đối từ chối quan hệ tình dục khi cơ thể mới bước vào tháng thứ 7 của thai kỳ.
Theo chuyên gia về sản phụ khoa tại Phòng Khám Đa Khoa Nam Định, khác hẳn với nỗi lo thai nhi trong bụng mẹ gặp nguy hiểm khi bố mẹ gần gũi thì em bé đang được bảo vệ an toàn trong túi ối.
Túi ối nằm trong tử cung và tử cung là một bộ phận có tính đàn hồi rất lớn, ngoại lực ở mức độ cho phép khi tác động đến đều được chuyển hóa mà không ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.
Đến nay cũng chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy việc quan hệ tình dục khi mang bầu 7 tháng, thậm chí là trong suốt 3 tháng cuối thai kỳ là nguyên nhân gây sinh non, sảy thai.
Nếu thai nhi không may gặp phải những tai biến sản khoa thì đa phần là do sự phát triển của thai có vấn đề, không liên quan đến việc bố mẹ có quan hệ tình dục hay không.
Cũng theo chuyên gia sản phụ khoa của Phòng Khám Đa Khoa Nam Định nhận định: hiện tượng sinh non, sảy thai nếu xuất hiện vào những tháng cuối thai kỳ thường do bất thường liên quan đến nhau thai, nước ối vì vậy các cặp đôi không nên lo lắng thái quá về việc mang bầu 7 tháng có nên quan hệ tình dục.
Một số tư thế quan hệ an toàn cho mẹ bầu
Với những mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh, việc quan hệ tình dục khi mang thai không ảnh hưởng đến em bé. Tuy nhiên, để tránh những nguy cơ ngoài ý muốn có thể xảy ra, mẹ bầu nên biết các tư thế quan hệ tốt cho mẹ và không tác động mạnh đến em bé ngay sau đây:
-
Tư thế “úp thìa”: Mẹ bầu nằm nghiêng cong hình chữ C, bạn đời quay mặt về phía vợ và cuộn tròn theo thân người vợ. Sau đó, dương vật chồng đi vào âm đạo từ phía sau trong khi cả hai đang nằm nghiêng.
-
Tư thế cưỡi ngựa: Đây có thể là một tư thế quan hệ tình dục giúp mẹ bầu thỏa mãn nhu cầu trong giai đoạn cuối thai kỳ. Nó cho phép mẹ bầu kiểm soát nhịp độ và thoải mái hơn. Tuy nhiên, cần đảm bảo đối tác không xâm nhập quá sâu.
-
Tư thế Doggy: Thử nằm ngửa trên mép giường, hai chân dang rộng và lòng bàn chân trên sàn. Người chồng có thể đứng hoặc hạ thấp người để dương vật đi vào âm đạo. Tuy nhiên, tư thế này cho phép dương vật thâm nhập sâu hơn vào âm đạo. Do đó, mẹ bầu cần cho chồng biết anh ấy nên nhẹ nhàng và chậm rãi để không ảnh hưởng đến thai nhi.
-
Tư thế “phòng khách tình yêu”: Mẹ bầu quỳ trên chiếc ghế dài, bụng bầu hướng về phía sau. Bạn tình cũng từ phía sau xâm nhập vào một cách nhẹ nhàng.
-
Tư thế “ bên cạnh nhau”: Với tư thế này, hai người nằm quay mặt hướng vào nhau. Người chồng đưa chân qua mẹ bầu và xâm nhập vào từ một góc.
Khi nào thì mẹ bầu không nên quan hệ khi mang thai?
Nếu đang trong giai đoạn mang thai mà nhu cầu “lâm trận” của các cặp vợ chồng lại tăng cao thì mẹ bầu nên nói chuyện với bác sĩ sản phụ khoa để thảo luận xem về việc quan hệ tình dục tại thời điểm này liệu có an toàn hay không.
Nếu bác sĩ đã chỉ định mẹ “không nên quan hệ tình dục” thì mẹ cần tránh luôn những hành động âu yếm, những màn dạo đầu giúp đạt cực khoái hoặc kích thích tình dục. Dưới đây là các nguy cơ mà thường được các bác sĩ đưa ra lời khuyên là không nên quan hệ tình dục:
-
Nguy cơ bị sảy thai hoặc tiền sử sảy thai trong quá khứ.
-
Mẹ bầu có nguy cơ chuyển dạ sinh non (các cơn co thắt trước 37 tuần của thai kỳ).
-
Đang bị chảy máu âm đạo, tiết dịch hoặc chuột rút mà không rõ nguyên nhân.
-
Túi ối đang bị rò rỉ chất lỏng hoặc bị vỡ màng ối.
-
Cổ tử cung đang có xu hướng mở quá sớm trong thai kỳ.
-
Nhau thai bám quá thấp trong tử cung (nhau thai tiền đạo).
-
Mẹ bầu đang mang thai song sinh hay đa thai.
Ngoài ra, mẹ bầu cần đến bệnh viện sớm để nhờ hỗ trợ nếu gặp phải một số bất thường sau khi quan hệ tình dục như đau đớn, chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân, ra nhiều chất nhầy nhiều hơn, cảm thấy khó chịu, nước ối rò rỉ, cổ tử cung mở sớm,…
Trên đây là những giải đáp của chúng tôi xoay quanh quan hệ khi mang thai tháng thứ 7. Hy vọng chị em có thể nắm bắt để có cách bảo vệ thai nhi được tốt hơn.