Những điều mà ai cũng nên biết về ứ dịch sau phá thai

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đinh Quang Tiến

Sau khi đình chỉ thai sẽ có số ít trường hợp chị em bị ứ dịch sau khi phá thai. Bài viết sau đây sẽ giải thích về tình trạng, nguyên nhân và cách thức điều trị ứ dịch sau phá thai. Đừng bỏ qua mà hãy trang bị kiến thức để bảo vệ bản thân nhé!

Ứ dịch sau phá thai là gì?

ứ dịch sau phá thai

Ứ dịch sau phá thai là gì? Dịch tử cung thường là các mô, máu, nước và nhau thai hình thành bên trong tử cung do rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh hoặc do việc nạo phá thai thiếu an toàn. 

Ứ dịch sau phá thai là hiện tượng các chất dịch này tồn đọng bên trong tử cung và không thể thoát ra ngoài theo đường âm đạo. Ứ dịch tử cung ở mức độ nhẹ thì chị em bị ứ dịch từ khoảng 5mm đến dưới 10mm. Còn ứ dịch tử cung ở mức độ nặng sẽ thường bị ứ dịch ở mức độ cao hơn 10mm, mức ứ dịch này càng cao thì sẽ càng nguy hiểm. 

Nguyên nhân gây ứ dịch sau phá thai?

Sau khi sinh hoặc đình chỉ thai các thành phần như sản dịch hoặc nhau thai sẽ được tử cung co bóp và đẩy ra bên ngoài nhưng sẽ không hết ngay. Các sản dịch và các chất ứ dịch sẽ tiếp tục được đưa ra ngoài thông qua âm đạo trong quá trình suốt quá trình tử cung co bóp. Quá trình này thường sẽ kéo dài từ 2 - 6 tuần. Sau khi tổng hợp thông tin từ bác sĩ Phòng khám Đa Khoa Nam Định, dưới đây là những nguyên nhân chính khiến xảy ra tình trạng ứ dịch sau khi phá thai:

1. Tử cung co bóp yếu: Sau khi đình chỉ thai, cơ thể chị em bị mất quá nhiều máu khiến cho sức khỏe bị yếu đi. Cộng thêm việc đi lại và vận động bị hạn chế, khiến cho các sản dịch chưa được đẩy ra bên ngoài hết, làm ứ dịch bên trong tử cung.

2. Nạo phá thai nhiều lần: Việc chị em phụ nữ đi nạo phá thai nhiều lần sẽ làm tổn thương và gây mỏng thành tử cung, điều này làm ảnh hưởng và gây nhiều biến chứng trong đó có ứ dịch tử cung.

3. Quá trình chuyển dạ kéo dài hoặc phải sinh mổ trước cả khi chuyển dạ: Ứ dịch không chỉ xảy ra ở trường hợp phá thai, mà còn xuất hiện trong trường hợp chuyển dạ lâu, hoặc chị em được bác sĩ chỉ định sinh mổ khi chưa chuyển dạ cũng khiến dịch ở bên trong tử cung khó thoát ra bên ngoài, dẫn đến tình trạng ứ đọng.

Dành cho những ai quan tâm:

phá thai xong bị đau lưng

phá thai ra máu đông

4. Viêm cổ tử cung: Những chị em phụ nữ nào đang bị viêm cổ tử cung thường sẽ có các triệu chứng chảy máu dù không có trong chu kỳ kinh nguyệt. Thêm nữa là các triệu chứng bị đau khi quan hệ tình dục, âm đạo tiết dịch âm đạo bất thường và có mùi hôi. Một số ít trường hợp khác chị em bị viêm tử cung không có dấu hiệu rõ ràng nào ra bên ngoài.

Những chị em bị viêm cổ tử cung khi đình chỉ thai sẽ khiến sản dịch khó bị đẩy ra ngoài hơn, nhưng vùng viêm nhiễm lại bị tiết dịch nhiều khiến cho tình trạng ứ dịch trở nên nặng hơn. 

5. Rối loạn kinh nguyệt: Một trường hợp khác là các chị em bị rối loạn kinh nguyệt sẽ có nguy cơ rất cao bị ứ dịch tử cung sau khi phá thai.

Ứ dịch tử cung sau phá thai có nguy hiểm không?

ứ dịch sau phá thai

Câu trả lời là Có!

Nếu tình trạng ứ dịch tử cung sau phá thai không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Biến chứng đầu tiên phải kể đến là ứ dịch tử cung gây ra các bệnh phụ khoa, đối với người nạo phá thai nhiều lần sẽ còn nguy hiểm hơn nhiều. Bởi tử cung lúc này đã bị tổn thương và bào mòn. Tùy theo mức độ nặng hay nhẹ và điều trị có kịp thời hay không, nếu không sẽ dẫn đến trường hợp chị em bị: Vòi trứng tắc, hiếm muộn, thậm chí là vô sinh. Còn nếu có con được thì bị thai ngoài tử cung, nguy cơ sảy thai sẽ rất cao, đứa trẻ có thể bị sinh non, rất nguy hiểm đối với tính mạng thai phụ.

Bên cạnh những vấn đề về sức khỏe, ứ dịch sau phá thai còn làm giảm chất lượng cuộc sống của chị em gây tác động tiêu cực đến tâm lý. Nhiều chị em sẽ cảm thấy mệt mỏi và vô cùng ái ngại khi vùng nhạy cảm của mình bị viêm và thường xuyên có mùi hôi. Đây là những thay đổi của cơ thể sau khi phá thai nên cần đến ngay các cơ sở y tế để kiểm tra kịp thời nếu thấy bản thân thay đổi bất ngờ.

Thêm nữa là sau khi đình chỉ thai một thời gian, chị em có thể quan hệ tình dục bình thường. Nhưng những chị em nào bị ứ dịch tử cung thì thường sẽ không còn hứng thú, giảm ham muốn và vô cùng tự ti về chính mình.

Điều trị chứng ứ dịch sau phá thai như thế nào?

ứ dịch sau phá thai

Nếu như không có những triệu chứng ra bên ngoài thì chúng ta khó có thể phát hiện những chất ứ dịch bên trong. Vì vậy để đảm bảo sức khỏe thì chị em nên đi tái khám định kỳ sau khi phá thai. Bằng các biện pháp siêu âm mà các bác sĩ Phòng khám Đa Khoa Nam Định sẽ chẩn đoán được bạn có bị ứ dịch tử cung sau phá thai hay không. Và tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ mà bác sĩ sẽ chỉ định các cách xử lý sao cho phù hợp. Hiện nay có 3 cách chính để điều trị ứ dịch sau phá thai: 

1. Dùng thuốc

Các loại thuốc được áp dụng cho trường hợp ứ dịch mức độ nhẹ là: Thuốc tiêm, ngâm, truyền tĩnh mạch được pha loãng với muối để kích thích tử cung co bóp mạnh đẩy tất cả sản dịch còn sót lại ra bên ngoài. Nếu chị em bị viêm nhiễm thì bác sĩ sẽ chỉ định thêm các loại thuốc kháng sinh có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm. 

2. Hút sản dịch

Nếu như dùng thuốc không hiệu quả đối với các ca ứ dịch mức độ nặng, thì bác sĩ sẽ chỉ định hút sản dịch để lấy hết chất dịch còn sót bên trong tử cung. 

3. Nong cổ tử cung

Nong cổ tử cung là thủ thuật đưa dụng cụ y tế vào bên trong lòng tử cung để lấy ra những tế bào niêm mạc còn sót bên trong. Bạn nên lựa chọn các cơ sở y tế uy tín bởi thủ thuật này yêu cầu trình độ kỹ thuật cao và bắt buộc máy móc được tiệt trùng sạch sẽ.

Nếu bạn phát hiện bản thân đang có các triệu chứng như sau thì nên đến Phòng khám Đa Khoa Nam Định ngay để thực hiện thăm khám: 

  • Vùng kín ra dịch có mùi hôi hoặc ra rất ít

  • Sốt cao kèm cảm giác ớn lạnh

  • Cảm thấy vòng 1 bị căng tức

  • Đau bụng dữ dội trong nhiều ngày

  • Ra máu liên tục và nhiều trong thời gian dài

Trên đây là những thông tin liên quan đến hiện tượng ứ dịch sau phá thai. Hy vọng sẽ phần nào giúp chị em có thể nắm bắt và đưa ra hướng xử lý tốt hơn. Để đặt lịch khám, bạn gọi số hotline: (0228) 730 6888 hoặc nhấn vào hình ảnh bên dưới đây để gặp trực tiếp bác sĩ:

Tìm đọc các thông tin cùng chủ đề tại: https://dakhoanamdinh.com.vn/pha-thai/